Bộ 4 đề tham khảo, ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên

  1. Đọc thầm bài thơ sau:

Ở NHÀ MÁY GÀ

Những chú gà công nghiệp

Thật khác chú gà nhà

Được ấp trong lò điện

Tự mổ vỏ mà ra

Người đầu tiên chú thấy

Áo choàng trắng thướt tha

Chắc là mẹ mình đấy!

Mẹ đẹp như tiên sa!

Anh em đông hàng ngàn

Chẳng biết ai ra trước

Chẳng biết ai là út

Chẳng ai đòi phần hơn!

Mẹ chiều cả ngàn con

Giải trấu thay đệm mới

Thắp đèn làm lửa sưởi

Máng ăn ăm ắp đầy

Gà mà chẳng ở chuồng

Cả dãy nhà rộng đẹp

Bè bạn cứ vàng ươm

Hát suốt ngày liếp nhiếp.

(Vân Long)

B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm)

a) Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

b) Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

c) Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2. Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nói về ai? (0,5 điểm)

a) Mẹ gà mái.

b) Chị em của chú gà.

c) Cô công nhân.

Câu 3. Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm)

a) Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

b) Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi.

c) Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được.

Câu 4.“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm)

a) Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn.

b) Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

c) Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát.

doc 8 trang Minh Huyền 22/06/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề tham khảo, ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_4_de_tham_khao_on_tap_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_doc_h.doc

Nội dung text: Bộ 4 đề tham khảo, ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ THAM KHẢO, ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Phần Đọc hiểu Thời gian: 30 phút ĐỀ SỐ 1 A. Đọc thầm bài thơ sau: Ở NHÀ MÁY GÀ Những chú gà công nghiệp Thật khác chú gà nhà Được ấp trong lò điện Tự mổ vỏ mà ra Người đầu tiên chú thấy Áo choàng trắng thướt tha Chắc là mẹ mình đấy! Mẹ đẹp như tiên sa! Anh em đông hàng ngàn Chẳng biết ai ra trước Chẳng biết ai là út Chẳng ai đòi phần hơn! Mẹ chiều cả ngàn con Giải trấu thay đệm mới Thắp đèn làm lửa sưởi Máng ăn ăm ắp đầy Gà mà chẳng ở chuồng Cả dãy nhà rộng đẹp Bè bạn cứ vàng ươm Hát suốt ngày liếp nhiếp. (Vân Long) B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1. Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm) a) Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài. b) Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài. c) Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài. Câu 2. Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nói về ai? (0,5 điểm)
  2. a) Mẹ gà mái. b) Chị em của chú gà. c) Cô công nhân. Câu 3. Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm) a) Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà. b) Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi. c) Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được. Câu 4.“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm) a) Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn. b) Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn. c) Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát. Câu 5. Em thích nhất hình ảnh nào về chú gà trong bài thơ? Vì sao?(1 điểm) Câu 6. (1,0 điểm) Bài thơ nói lên điều gì? Câu 7. (1,0 điểm) Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? Nhím con bẽn lẽn hỏi: – Tên bạn là gì? – Tôi là Nhím Nhí. a) Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc. b) Báo hiệu lời nói của nhân vật. c) Báo hiệu phần chú thích. Câu 8. (0,5 điểm) Các từ chỉ đặc điểm trong câu: “Bông hoa màu hồng rất đẹp.” a) bông hoa, đẹp b) màu hồng c) hồng, đẹp Câu 9. (0,5 điểm) Nối đúng để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: A B a. Lá cọ xòe ra như tai voi. b. Bông hoa hướng dương tựa như đốm nắng. c. Lá bàng trông giống như mặt trời. tựa như ngọc.ngọc
  3. ĐỀ SỐ 2 A. Đọc thầm bài văn sau: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão: - Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó Từ cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng : “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy !”. Vậy nên liệu tính sao ? Mọi người xôn xao tranh nhau nói : - Xin bệ hạ cho đánh ! - Thưa, chỉ có đánh ! Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa : - Nên hòa hay nên đánh ? Tức thì muôn miệng một lời : - Đánh! Đánh! Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng. (Lê Vân) B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị nhằm mục đích gì? (0,5 điểm) a) Để tụ họp các bô lão lại nhằm tổ chức tiệc. a) Để tụ họp các bô lão họp về việc đối phó với quân giặc. a) Để tụ họp các bô lão tìm ra người xung phong đi đánh giặc. Câu 2: Các bô lão đã có ý kiến như thế nào?(0,5 điểm) a) Các bô lão đồng loạt đưa ra ý kiến xin đánh giặc. a) Các bô lão hỏi vua định hòa hay định đánh. a) bô lão xôn xao tranh nhau nói, mỗi người một ý kiến. Câu 3: Thông qua ý kiến của các bô lão, em thấy họ là những người như thế nào? (0,5 điểm) a) Họ là những người hèn nhát, tự ti về khả năng chiến đấu của mình trong trận đấu. b) Họ là những người anh dũng, quyết tâm đánh giặc để bảo vệ nước nhà. c) Họ là những người không có chứng kiến, chỉ nghe theo ý của vua. Câu 4: Theo em, vì sao vua tôi và các bô lão đồng lòng trong việc đối phó với quân Mông Cổ? (0,5 điểm) a) Vì họ mong muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc.
  4. b) Vì họ mong muốn nhân dân rơi vảo cảnh lầm than, khổ cực. c) Vì họ không còn lựa chọn nào khác. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm) Câu 6: Viết 2 câu nêu cảm nghĩ của em về vị vua Trần Nhân Tông và các vị bô lão. (1 điểm) Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì?(0,5 điểm) Câu 8: Tìm các tên riêng được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm) Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một cảnh đẹp của quê hương em.(1 điểm)
  5. ĐỀ SỐ 3 A. Đọc thầm bài văn sau: ĐÀN KIẾN CON NGOAN NGOÃN Bà Kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất chật hẹp, ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Đàn kiến con đi ngang qua, thấy vậy bèn giúp đỡ bà. Chúng tha về một chiếc lá vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi trên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Đàn kiến con lại chia nhau đi tìm nhà mới cho bà Kiến. Chúng xúm vào khiêng chiếc lá, đưa bà Kiến lên một bông hoa hướng dương. Bà Kiến được ở nhà mới, sung sướng quá, nói với đàn kiến con: “Nhờ các cháu giúp đỡ, bà được đi tắm nắng, lại được ở nhà mới cao ráo, đẹp đẽ. Bà thấy khỏe hơn nhiều lắm rồi. Các cháu nhỏ người mà ngoan quá! Bà cảm ơn các cháu thật nhiều!”. Theo MẸ KỂ CON NGHE B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1 .Cái tổ nhỏ của bà Kiến nằm ở đâu ? (0,5 điểm) a) Dưới mô đất rộng rãi và thoáng mát. b) Dưới mô đất chật hẹp và ẩm ướt. c) Dưới mô đất rộng rãi nhưng ẩm ướt. Câu 2. Đàn kiến con đã làm những gì để giúp đỡ bà Kiến? (0,5 điểm) a) Chúng khiêng bà đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. b) Chúng dùng lá đa xây một ngôi nhà mới cho bà Kiến. Chúng chia nhau đi tìm nhà mới cho bà Kiến. c) Đàn kiến chia nhau đi tìm nhà mới cho bà kiến. Câu 3. Bà Kiến được ở nhà mới, bà nói với các cháu thế nào? (0,5 điểm) a) Nhờ các cháu giúp đỡ, bà được đi tắm nắng. Các cháu nhỏ người mà ngoan quá! b) Bà cảm ơn các cháu thật nhiều!”. Bà thấy khỏe hơn nhiều lắm rồi. c) Tất cả các ý trên. Câu 4. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? (0,5 điểm) a) Chúng ta nên giúp đỡ những người gặp khó khăn. b) Chúng ta nên giúp đỡ người già có chỗ ở mới.
  6. c) Người già cần ở nơi khô ráo thoáng mát. Câu 5. Em đã từng làm việc gì giúp người gặp khó khăn? (1,0 điểm) Câu 6. Theo em đàn kiến có đặc điểm gì đáng quý? (1,0 điểm) Câu 7. Tìm từ chỉ sự vật trong các câu sau: (1,0 điểm) a) Cánh đồng trong đẹp như một tấm thảm khổng lồ. b) Mấy con chim chìa vôi bay lên bay xuống hót ríu rít. Câu 8. Câu: Bạn hãy chơi cầu lông với mình nhé! (0,5 điểm) Câu trên là: a) câu cầu khiến b) câu kể. c) câu cảm. Câu 9. Hãy đặt 1 câu nêu cảm xúc của em trước vẻ đẹp của quê hương mình. (0,5 điểm)
  7. ĐỀ SỐ 4 I. Đọc thầm bài : Rừng gỗ quý Xưa, có một ông lão đi tìm gỗ làm nhà. Một đêm, ông nằm mơ thấy mình được tiên ban cho một chiếc hộp. Nàng tiên bảo: - Về đến nhà, ông hãy mở nhé! Ông lão cảm ơn nàng tiên rồi mang hộp về. Dọc đường, không nén nổi tò mò, ông mở chiếc hộp ra. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì bao nhiêu cột gỗ, ván gỗ tuôn ra ào ào, rồi lao xuống suối, trôi đi mất. Cầm cái hộp không trong tay, ông lão tiếc ngẩn ngơ. Ông đành quay lại tìm nàng tiên. Thấy ông lão năn nỉ, nàng tiên đưa cho ông cái hộp khác và dặn: - Thứ đựng trong hộp này quý hơn nhiều. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra đấy! Về đến nhà, ông lão mở hộp ra, chỉ thấy những hạt cây nhỏ tí. Nghe tiếng chim hót sau túp lều, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Nghĩ mãi về giấc mơ, ông chợt hiểu ra: “Lúa ngô phải gieo trồng mới có thì gỗ rừng cũng vậy.”. Thế rồi ông lão bảo các con và dân làng tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những mảnh đồi trọc đã trở thành rừng. Từ đó, dân làng có gỗ để làm nhà, đóng bàn, đóng ghế. Truyện dân gian Tày – Nùng II. Dựa theo nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ông lão đi tìm gỗ để làm gì? a) để làm nhà b) để đóng bàn c) để đóng ghế Câu 2: Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ nhất? a) Rất nhiều hạt cây nhỏ tí. b) Rất nhiều cột gỗ, ván gỗ. c) Rất nhiều bàn gỗ, ghế gỗ. Câu 3: Chi tiết “Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì bao nhiêu cột gỗ, ván gỗ tuôn ra ào ào, rồi lao xuống suối, trôi đi mất.” muốn nói lên điều gì? a) Vội vàng sẽ không mang lại kết quả tốt. b) Cột gỗ, ván gỗ mà ông lão thấy chỉ là giấc mơ.
  8. c) Chỉ chặt cây có sẵn thì bao nhiêu gỗ cũng hết. Câu 4: Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ hai? a) Rất nhiều cột gỗ, ván gỗ. b) Rất nhiều hạt cây nhỏ tí. c) Rất nhiều bàn gỗ, ghế gỗ. Câu 5: Viết lại câu văn trong bài thể hiện sự tiếc nuối của ông lão ? Câu 6: Câu chuyện này khuyên ta điều gì? Câu 7: Từ nào có nghĩa trái ngược với từ hòa bình? a) bình yên b) thanh bình c) xung đột Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dấu hai chấm được đặt đúng vị trí? a) Bố đọc cho Mai nghe những chữ viết trên đó “Ông già Nô-en : tặng bé Mai.” b) Bố đọc cho Mai nghe những chữ viết trên đó : “Ông già Nô-en tặng bé Mai.” c) Bố đọc : cho Mai nghe những chữ viết trên đó “Ông già Nô-en tặng bé Mai.” Câu 9: Đặt 1 câu cảm để bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em. HẾT