Bộ 3 đề thi học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Cánh diều (Có đáp án)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BA ĐIỀU ƯỚC
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
(Theo truyện cổ Ba-na)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì? (0,5 điểm)
A. Một căn nhà
B. Ba điều ước
C. Một hũ vàng
Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì? (0,5 điểm)
A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.
B. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê.
C. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền.
Câu 3: Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít? (0,5 điểm)
A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán.
doc 14 trang Minh Huyền 16/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_3_de_thi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_sach_canh_dieu_co.doc

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Cánh diều (Có đáp án)

  1. Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 1 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: BA ĐIỀU ƯỚC Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê. Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ. (Theo truyện cổ Ba-na) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì? (0,5 điểm) A. Một căn nhà B. Ba điều ước C. Một hũ vàng Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì? (0,5 điểm)
  2. A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây. B. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê. C. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền. Câu 3: Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít? (0,5 điểm) A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán. B. Vì làm vua sướng quá, có tiền thì bị bọn cướp rình rập và bay như mây lại thèm được trở về quê. C. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi và luôn nơm nớp, lo sợ tiền bị bọn cướp lấy mất. Câu 4: Chàng Rít đã nhận ra điều gì sau mỗi lần ước? (0,5 điểm) A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ. B. Sống nhàn hạ, không cần làm việc mới là điều đáng ước mơ. C. Sống bên tình yêu thương của mọi người là điều đáng ước mơ Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm) Câu 6: Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì? (1 điểm) Câu 7: Ghép câu với mẫu câu tương ứng: (0,5 điểm) a) Rít bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. 1) Ai là gì? b) Rít là một chàng thợ rèn. 2) Ai làm gì? Câu 8: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0.5 điểm)
  3. Mờ sáng anh đỏ lửa lò rèn, vung búa chan chát trên đe rèn dao, liềm, cuốc cho bà con. Ai cũng quý mến anh. Bây giờ, anh mới thấy thấm thía: “Chỉ sống có ích mới là điều ước mơ.” Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Đặt một câu cảm để khen tiết mục kể chuyện của bạn trong lớp. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Con đường đến trường Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp. (Đỗ Đăng Dương) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa (hoặc đóng vai) mà em hoặc nhóm em đã hoặc sẽ biểu diễn Đáp án đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Ba điều ước Câu 2: (0,5 điểm) A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây. Câu 3: (0,5 điểm) A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán.
  4. Câu 4: (0,5 điểm) A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ. Câu 5: (1 điểm) Bài học: Chúng ta nên sống là người có ích cho xã hội, đất nước như vậy sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu thương, kính trọng. Câu 6: (1 điểm) HS tự suy nghĩ và viết ra những điều ước cho bản thân. Câu 7: (0.5 điểm) a – 2; b – 1 Câu 8: (0.5 điểm) Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu lời nói trực tiếp. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Câu chuyện cậu kể nghe thật cảm động và sâu lắng!, B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm)
  5. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập trường, một cuộc thi văn nghệ đã được tổ chức. Lớp em đăng kí tiết mục hát tập thể bài “Bụi phấn”. Cô giáo đã chọn ra một đội văn nghệ bao gồm mười bạn vào nhóm hát, năm bạn vào nhóm múa. Em cũng được chọn vào nhóm hát. Bạn Minh Thư làm nhóm trưởng của nhóm hát. Khoảng một tuần nữa, buổi lễ mít tinh sẽ diễn ra. Mỗi ngày, chúng em đều ở lại trường ba mươi phút để tập luyện. Cả nhóm tập hát từng câu cho đến khi thuộc cả bài. Giờ tập luyện rất vui vẻ, còn giúp chúng em gắn kết hơn. Buổi cuối cùng, chúng em đã xin ý kiến cô chủ nhiệm về trang phục biểu diễn. Nhóm hát sẽ mặc đồng phục của trường, còn nhóm múa sẽ mắc áo dài. Vòng sơ khảo diễn ra, tiết mục của lớp em đã được vào vòng chung kết. Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 2 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con: – Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con: – Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé! Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.
  6. Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen: – Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! (Vân Nhi) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (0,5 điểm) A. Đi hái trái cây. B. Đi học cùng Thỏ con. C. Đi săn bắt. Câu 2: Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc: (0,5 điểm) 1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn. 2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. 3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà. A. 3 – 1 – 2. B. 1 – 3 – 2. C. 2 – 1 – 3. Câu 3: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (0,5 điểm) A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ. B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình. C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã. Câu 4: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (0,5 điểm) A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây. B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây. C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây. Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm)
  7. Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một lần em mắc lỗi với người thân. (1 điểm) Câu 7: Tìm một câu cảm được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) Câu 8: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0,5 điểm) a) chăm chỉ 1) xui xẻo b) hèn nhát 2) dũng cảm c) tiết kiệm 3) lười biếng d) may mắn 4) lãng phí Câu 9: Đặt một câu trả lời cho câu hỏi: Ai thế nào? (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Lá bàng Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. (Đoàn Giỏi) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích
  8. Đáp án đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) A. Đi hái trái cây. Câu 2: (0,5 điểm) B. 1 – 3 – 2. Câu 3: (0,5 điểm) C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã. Câu 4: (0,5 điểm) A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây. Câu 5: (1 điểm) Bài học: chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ của chúng ta buồn. Câu 6: (1 điểm) HS liên hệ bản thân kể về lần mắc lỗi của mình với người thân. Câu 7: (0.5 điểm) Câu cảm: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! Câu 8: (0.5 điểm) a – 3; b – 2; c – 4; d – 1 Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Bác nông dân cần cù cày thửa ruộng của mình. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  9. • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập Mẫu 1: Mẹ mới mua một chiếc tivi rất to và đẹp. Chiếc tivi có hiệu LG, có thiết kế rất hiện đại. Thuộc thế hệ màn hình phẳng, chỉ dày khoảng 2cm nên nó mỏng và gọn hơn chiếc tivi lồi cũ của nhà em. Toàn thân chiếc tivi được sơn một màu đen bóng loáng, sạch và không hề bị bám bụi, trông rõ nét như một chiếc gương. Tivi có hình chữ nhật, dài khoảng 140cm, chiều rộng 72cm, màn hình 55inch. Em thích chiếc tivi mới này rất nhiều, nó giúp em xem được nhiều chương trình hơn, kết nối được internet để em học bài. Em cảm thấy chiếc ti vi này rất có ích trong cuộc sống. Mẫu 2: Bố mới mua một chiếc tủ lạnh. Chiếc tủ của hãng LG. Nó có hình chữ nhật, rất to và nặng. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Chiếc tủ gồm các bộ phận chính là vỏ tủ lạnh, cánh cửa tủ, ngăn làm đá, ngăn mát. Lớp vỏ tủ lạnh được làm từ nhiều chất liệu, với màu sắc khác nhau. Bên trong tủ được chia làm các ngăn khác nhau. Chiếc tủ chạy bằng điện. Tủ lạnh giúp bảo quản thức ăn luôn tươi ngon. Em cảm thấy chiếc tủ lạnh rất có ích trong cuộc sống. Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 3 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
  10. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc bài thơ sau: ĐÀ LẠT Đà Lạt nằm ở tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng. Những du khách đặt chân đến Đà Lạt sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ của thành phố này. Nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng lại se lạnh vào buổi tối nên nó được mới được gọi với cái tên mỹ miều là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”. Ở Đà Lạt có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa. Những thác nước cao vút tuôn trắng xóa mang vẻ đẹp kì ảo cũng là một điểm thu hút khách du lịch ở nơi đây. Những du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Ngoài ra tại Đà Lạt, khách du lịch trong và ngoài nước có thể tham quan những làng dân tộc, cùng người dân bản địa giao lưu và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần (Sưu tầm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Thành phố Đà Lạt nằm ở tỉnh nào nước ta? (0,5 điểm) A. Đà Lạt B. Lâm Đồng C. Đắk Lắk Câu 2: Những du khách đến Đà Lạt bị choáng ngợp bởi điều gì? (0,5 điểm) A. Khí hậu mát mẻ B. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ C. Sự thân thiện, nhiệt tình của người dân Câu 3: Vì sao Đà Lạt được gọi với cái tên là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”? (0,5 điểm) A. Vì nơi đây se lạnh vào buổi tối. B. Vì nơi đây có các loài hoa mùa xuân nở quanh năm.
  11. C. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối. Câu 4: Những du khách tới Đà Lạt thích làm gì? (0,5 điểm) A. Du khách thích tham quan những làng dân tộc và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. B. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. C. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần Câu 5: Đoạn văn trên đã cung cấp cho em những thông tin gì về Đà Lạt? (1 điểm) Câu 6: Viết 2 – 3 câu nói về một địa điểm du lịch mà em đã đi đến. (1 điểm) Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (0,5 điểm) Mát mẻ Bó hoa Kì ảo Thành phố Ấm áp - Từ ngữ chỉ sự vật: - Từ ngữ chỉ đặc điểm: Câu 8: Tìm trong bài thơ một từ có nghĩa trái ngược với từ cẩu thả. (0,5 điểm) Câu 9: Đặt câu với từ mà em tìm được trong câu 8. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm)
  12. Bãi ngô Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. (Nguyên Hồng) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về một hoạt động khi em ở trường học. Gợi ý: • Giới thiệu về hoạt động (thời gian, nơi diễn ra, người tham gia). • Diễn biến của hoạt động đó. • Suy nghĩ khi thực hiện hoạt động đó. • Nêu cảm xúc của em khi hoàn thành hoạt động đó. Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Lâm Đồng Câu 2: (0,5 điểm) B. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ Câu 3: (0,5 điểm) C. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối. Câu 4: (0,5 điểm) B. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Câu 5: (1 điểm) Đoạn văn cung cấp các thông tin: vị trí, khí hậu, các cảnh đẹp và những hoạt động mà du khách tham quan có thể tham khảo khi đến với Đà Lạt.
  13. Câu 6: (1 điểm) HS liên hệ bản thân. Câu 7: (0.5 điểm) - Từ ngữ chỉ sự vật: thành phố, bó hoa - Từ ngữ chỉ đặc điểm: mát mẻ, kì ảo, ấm áp. Câu 8: (0.5 điểm) Cẩn thận. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Bé Nhiên cẩn thận, nắn nót viết từng chữ, B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) Hôm nay, trường em tổ chức một buổi tham quan. Chúng em được đến thăm Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đúng bảy giờ, xe đến nơi. Chúng em đã được tham quan các gian nhà của người dân tộc. Sau đó, cả lớp còn được chơi các trò chơi dân gian. Em đã có một chuyến tham quan rất vui vẻ.