Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trung Phụng (Có đáp án)

II. Đọc thầm (4 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.

Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi:

"Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia."

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?

A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.

B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.

C. Cả hai ý trên.

Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?

A. Hoa, lá.

B. Hoa, lá, chim sâu.

C. Chim sâu, gió, hoa, lá

pdf 11 trang Minh Huyền 06/02/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trung Phụng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trung Phụng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II TRUNG PHỤNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 60 phút ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (6 điểm ) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II. Đọc thầm (4 điểm ) Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá : – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi ! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu . – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ . Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trờ i đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? – Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi ch ỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường . – Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn ch ỉ khéo bịa chuyện . – Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi : "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia."
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời. B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui. C. Cả hai ý trên. Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa? A. Hoa, lá. B. Hoa, lá, chim sâu. C. Chim sâu, gió, hoa, lá. Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh. B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui. C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó. D. Mọi người, mọi vật đều có ích. Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu? A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở. B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em. C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) Nghe -Viết: Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ (Nguyễn Văn Chương) II. Tập làm văn: (5 điểm)
  3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B A * Mỗi câu tr ả lời đúng được 1 điểm B. Kiểm tra Viế t I. Chính t ả (Nghe viết) 5 điểm . ● Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch s ẽ (5 điểm ) ● Cứ sai 1 lỗi chính t ả (ph ụ âm đầu, vần, dấu thanh ) trừ 0,5 điểm ● Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có th ể trừ toàn bài 1 điểm . II. Tập làm văn 5 điểm . ● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ ● pháp, chữ viết rõ ràng sạch s ẽ được 5 điểm . ● Tùy theo mức độ sai sót v ề ý, v ề diễn đạt và chữ viết, có th ể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5 ) ● HS viết sai chính t ả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm . ● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Viế t I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau : Một con chó hiền
  4. Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày. Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. (Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ? a. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống. b. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. c. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ. d. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ. Câu 2: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để được những câu văn mô tả tình thân giữa cô Phô-xơ và con chó nhỏ. a) Cô Phô- 1. luôn nhìn cô thân thiện. xơ 2. dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ngon, đau lòng khi thấy nó bị đánh đập. 3. nằm ngủ dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn.
  5. b) Con chó 4. khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con nhỏ cô đẻ ra vậy. Câu 3: Vì sao giữa cô gái và con chó nhỏ lại có tình thân đó? a. Vì cô đã nuôi nó từ nhỏ. b. Vì cô đã cho nó nhiều thức ăn ngon. c. Vì cô và con chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ. b. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác. c. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp. Câu 5: Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó. Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông (1) trông rất (2) Hai cái tai nhỏ (3), đôi mắt (4) Môi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy (5) tỏ vẻ (6). Em rất (7) Cún Bông. Câu 2: Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? a. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. b. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương. c. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo. d. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông. e. Phô-xơ là một cô gái có tấm lòng nhân hậu. Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu "Cô Phô-xơ đau lòng khi thấy nó bi đánh đập." trả lời cho câu hỏi nào? a. Là gì? b. Làm gì?
  6. c. Như thế nào? Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh. a) Bàn chân của nó đen mượt như trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như b) Con chó như đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn. B. Kiểm tra Viết Em hãy đặt mình vào vai Phô-xơ, kể lại chuyện "Một con chó hiền" HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Viết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: a, b, d Câu 2: a - 2, a - 4; b - 1, b - 3 Câu 3: c Câu 4: c Câu 5: Đọc xong câu chuyện này em thấy cô Phô-xơ và con chó trong câu chuyện đều rất đáng thương và tội nghiệp. Phô-xơ là một cô gái quê nghèo, không người thân thích, không mái nhà che đầu, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống. Cô chỉ có người bạn duy nhất, thân thiết và cảm thông với cô, đó là con chó của ông chủ quán. Con chó nhỏ này thường ném cho cô những ánh nhìn thân thiện. Cô cũng thương con chó tội nghiệp đó. Tuy kiếm sống bằng nghề hành khất nhưng cô dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất của mình, cô còn dạy nó những điểu tốt. Cô và con chó đều là những thân phận nhỏ nhoi, biết thông cảm với nhau, dành cho nhau những điều tốt đẹp. Nó thể hiện tấm lòng nhân ái cao cả. Trong cuộc sống có những thân phận nhỏ bé, đáng thương và tội nghiệp nhưng họ biết tìm đến với nhau để chia sẻ, thông cảm với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn. (Theo Phạm Thị Nhiệm) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Thứ tự các từ cần điền:
  7. (1): vàng mượt ; (2): đẹp mắt ; (3): dựng đứng ; (4): tròn xoe ; (5): rối rít ; (6): mừng rỡ ; (7): yêu quý. Câu 2: a, b, c; Câu 3: c Câu 4: a) nhung, bông. b) một người bạn. B. Kiểm tra Viết Tôi là một kẻ hành khất bị người đời ruồng bỏ. Ngưòi bạn duy nhất của tôi là con chó nhỏ của ông chủ quán. Nó dịu hiền như một con người. Chỉ có nó cho tôi những ánh nhìn thân thiện. Thức ăn của kẻ hành khất như tôi chẳng có gì nhưng tôi vẫn cố để dành cho nó những miếng ngon nhất. Mùa đông, con chó nhỏ ngủ dưới chân tôi. Tôi rất đau lòng khi thấy nó bị đánh đập khi đã trót ăn những mẩu xương nhỏ của người ta. Nó rất quyến luyến tôi, mỗi khi tôi buồn, nó nhìn vào mắt tôi an ủi. Nó chẳng có tội tình gì, thế mà bà chủ đánh bả nó và nó đã chết trên tay tôi. Tôi đã chôn cất nó. Không thể nói được là tôi đã đau đớn như thế nào. Tôi cảm thấy như vừa mất đứa con của mình vậy. ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm bài văn sau: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
  8. Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Mùa hè. b. Mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Câu : “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. II. Đọc thành tiếng ( Bài đọc 1) Ông tổ nghề thêu
  9. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? Đọc thành tiếng ( Bài đọc 2) Cuộc chạy đua trong rừng Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? B. Kiểm tra Viết: I. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. II. Tập làm văn (25 phút) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào? b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em. d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó? HẾT
  10. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án a c c c a Điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 1 điểm Câu 6 : Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào ? ( Hoặc : Bao giờ, .Lúc nào , Tháng mấy, . ) II. Đọc thành tiếng ( 6 điểm ) - Bài đọc : 5 điểm - Tr ả lời câu hỏi : 1 điểm Đ ề 1. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm th ế nào ? Đ ề 2. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo đ ể thấy hình ảnh mình hiện lên với b ộ đ ồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch . * Chấm điểm đọc ( 5 điểm ) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (Đọc sai t ừ 2 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai t ừ 5 tiếng tr ở lên: 1 điểm ) - Ngắt ngh ỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm t ừ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt ngh ỉ hơi không đúng t ừ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm ) - Tốc đ ộ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút : 0,5 điểm - Giọng đọc phù hợp, biết th ể hiện cảm xúc: 0,5 điểm . B. Kiểm tra Viế t I. Chính t ả (5 điểm ) - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, ch ữ viết chưa đẹp: 3 điểm - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả , ch ữ viết rõ ràng: 4 điểm . - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, ch ữ viết đều nét: 4,5 điểm . - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, ch ữ viết sạch đẹp: 5 điểm . * Lưu ý : Mỗi lỗi chính t ả trong bài viết ( sai, lẫn ph ụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) tr ừ 0,5 điểm
  11. II. Tập làm văn ( 5 điểm) - Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.( khoảng 3 câu ): 3 điểm - Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu ( khoảng 4 câu) : 4 điểm - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ : 4,5 điểm. - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý : 5 điểm * Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.