Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Hùng (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau:
Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4; 5)
Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44)
Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54; 55)
Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62; 63)
2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống
trước câu trả lời đúng.
1. Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường?
A. Bóng chuyền
B. Bóng đá
C. Bóng rổ
2. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
A. Ở sân vận động.
B. Ở trước sân trường.
C. Ở dưới lòng đường.
3. Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì?
A. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình.
B. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè.
C. Cả hai ý trên.4, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau:
Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4; 5)
Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44)
Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54; 55)
Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62; 63)
2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống
trước câu trả lời đúng.
1. Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường?
A. Bóng chuyền
B. Bóng đá
C. Bóng rổ
2. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
A. Ở sân vận động.
B. Ở trước sân trường.
C. Ở dưới lòng đường.
3. Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì?
A. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình.
B. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè.
C. Cả hai ý trên.4, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Hùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_3_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.pdf
Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Hùng (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH PHẠM HÙNG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 3 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) - HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau: Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4; 5) Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44) Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54; 55) Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62; 63) 2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng. 1. Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường? A. Bóng chuyền B. Bóng đá C. Bóng rổ 2. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu? A. Ở sân vận động. B. Ở trước sân trường. C. Ở dưới lòng đường. 3. Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì? A. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình. B. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè. C. Cả hai ý trên.
- 4, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây: Em là học sinh lớp 3. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết). (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 4 Bài “Các em nhỏ và cụ già” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62 - 63) 2. Tập làm văn: (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng - Bốc thăm và đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2. Đọc thầm và làm bài tập 1. A 2. C 3. C 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây: Ai là học sinh lớp 3? B. Kiểm tra viết 1. Chính tả - Nghe viết đúng chính tả. 2. Tập làm văn Bài viết tham khảo: Em không bao giờ quên ngày đầu tiên đi học. Buổi sáng hôm ấy trời cao, trong xanh. Ông mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Em ngồi sau xe máy mẹ chở đến trường trong tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Ngôi trường tiểu học thật là rộng và đẹp. Sân trường đông vui như ngày hội. tất cả các học sinh đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Các anh chị lớp lớn ríu rít chuyện trò. Còn những học trò mới như
- em thì rụt rè bỡ ngỡ đứng sát cạnh bố mẹ. Khi tiếng trống trường đầu tiên vang lên lòng em rộn ràng một niềm vui khó tả. Tiếng trống trường ấy còn ngân vang mãi trong lòng em đến tận bây giờ. ĐỀ SỐ 2 A. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài: Ông ngoại (sách Tiếng Việt 3- tập 1/ trang 34). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: 1. Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đến thăm trường vào dịp nào? A. Nghỉ hè. B. Khai giảng. C. Trong năm học mới. 2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì để chuẩn bị đi học? A. Dẫn bạn nhỏ đi mua sách vở, chọn bút. B. Dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên. C. Hướng dẫn bạn nhỏ bọc vở, dán nhãn. D. Tất cả những điều trên. 3. Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau: A. Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. B. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. 4. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau: A. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công. B. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu. B. PHẦN VIẾT: 1. Chính tả: Bài: GIÓ HEO MAY. (Sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1/ trang 70) 2. Tập làm văn: Hãy kể về một người hàng xóm mà em biết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. Đọc hiểu
- 1. A 2. D 3. Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau: A. Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. B. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. 4. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau: A. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công B. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu. B. Phần viết 1. Chính tả - Nghe viết chính tả đúng chuẩn. 2. Tập làm văn Bài viết tham khảo: Ngay sát nhà em là nhà cô Thu Hồng. Cô Thu Hồng là hàng xóm thân thiết nhất của gia đình em. Năm nay, cô bốn mươi tuổi. Cô là kĩ sư nuôi Ong. Có lần đi xa về, cô cho em quyển truyện. Tuy món quà nhỏ nhưng đó là quyển truyện hay nhất mà em từng đọc. Cô có dáng người nhỏ nhắn, mái tóc đen. Cô rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng, cô kể chuyện cho chúng em nghe. Có lần, sang nhà cô chơi chẳng may em làm vỡ lọ hoa. Em xin lỗi cô nhưng cô không trách em mà căn dặn: “Lần sau cháu phải cẩn thận hơn nhé! Cô quả là người nhân hậu. Em coi cô như mẹ của em ĐỀ SỐ 3 KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu: Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Các bạn nhỏ đi đâu? A. Các bạn nhỏ đi học. B. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi. C. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
- D. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường. 2. Điều gì khiến các em phải dừng lại? A. Gặp một chuyện bất thường trên đường. B. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu. C. Gặp một em bé lạc đường. D. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được. 3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn? A. Ông cụ bị mất tiền. B. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí. C. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi. D. Ông cụ buồn về chuyện gia đình. 4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào? A. Buồn bã B. Vui vẻ C. Bướng bỉnh KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: (Nghe - viết): Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70. 2. Tập làm văn: Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người thân mà em yêu quý. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu 1. C 2. B 3. C
- 4. A B. Phần viết 1. Chính tả - Nghe viết đúng chuẩn. 2. Tập làm văn Bài viết tham khảo: Gia đình em, ngoài ba mẹ và em ra còn có chị Hằng. Chị năm nay mười ba tuổi, chị đang học lớp bảy trường Đoàn Thị Điểm. Khuôn mặt chị hình trái xoan, mái tóc dài ngang vai. Cái miệng chị cười rất tươi, lộ rõ hai lúm đồng tiền duyên dáng. Những năm còn học tiểu học, chị Hằng luôn là học sinh giỏi của trường. Lên cấp hai, chị vẫn duy trì được thành tích học tập đó. Ba mẹ em rất tự hào về chị. Ở nhà, ngoài thời gian học tập, chị còn giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Thỉnh thoảng chị còn giúp em giải những bài toán hóc búa nữa. Em mong muốn mình cũng học giỏi như chị. Em rất yêu chị.