Bộ 2 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút

Đọc thầm bài văn sau:

NHỮNG BÔNG HOA TÍM

Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: “Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968”. Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.

Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.

Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:

- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!

(Trần Nhật Thu)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Họ tên đầy đủ của cô Mai là: (1 điểm)

A. Vũ Thị Mai

B. Nguyễn Thị Mai

C. Trần Thị Mai

Câu 2: Cô Mai hi sinh ngày tháng năm nào? (1 điểm)

A. 10-10-1986

B. 01-01-1968

C. 10-10-1968

docx 12 trang Minh Huyền 06/06/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 2 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_2_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_canh_dieu_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bộ 2 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2023 - 2024 Môn: Tiếng Việt lớp 3 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3. II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút Đọc thầm bài văn sau: NHỮNG BÔNG HOA TÍM Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: “Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968”. Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi. Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
  2. - Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa! (Trần Nhật Thu) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Họ tên đầy đủ của cô Mai là: (1 điểm) A. Vũ Thị Mai B. Nguyễn Thị Mai C. Trần Thị Mai Câu 2: Cô Mai hi sinh ngày tháng năm nào? (1 điểm) A. 10-10-1986 B. 01-01-1968 C. 10-10-1968 Câu 3: Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi? (1 điểm) A. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai B. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai.
  3. C. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động. Câu 4: Em học tập được đức tính gì ở cô Mai ? Là học sinh để thể hiện lòng yêu nước em cần làm gì ? (1 điểm) Câu 5: Dấu gạch ngang trong bài “Những bông hoa tím” dùng để làm gì? (1 điểm) A. Báo hiệu phần liệt kê. B. Đánh dấu lời đối thoại. C. Báo hiệu phần giải thích. Câu 6: Đánh dấu x vào trước câu dùng đúng dấu hai chấm: (1 điểm) Hôm nay là một ngày: đặc biệt. Em bé reo lên: “ Ôi ! Thích quá!”. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau: Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa: Cánh cò bay lả bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng. Con đò lá trúc qua sông
  4. Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn. Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút) Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ sạch nguồn nước (ao, hồ, sông, suối, ). (6 điểm) GỢI Ý ĐÁP ÁN A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe: (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, giữa các cụm từ: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) Câu 1. B. Nguyễn Thị Mai (1 điểm) Câu 2. C. 10 – 10 – 1968. (1 điểm) Câu 3. C. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động (1 điểm) Câu 4. Em học tập được ở cô Mai lòng dũng cảm. Để thể hiện lòng yêu nước em cần: Chăm chỉ học tập xứng đáng là con ngoan trò giỏi; đoàn kết với bạn bè (1 điểm) Câu 5. B. Đánh dấu lời đối thoại. (1 điểm)
  5. Câu 6. Đánh dấu x vào trước câu: (1 điểm) Em bé reo lên: “Ôi ! Thích quá!”. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15-20 phút) * Hình thức: Giáo viên đọc cho học sinh viết trong khoảng thời gian 15 - 20 phút * Đánh giá, cho điểm: - Bài viết đúng mẫu chữ thường cỡ nhỏ, đúng chính tả dấu câu, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ lục bát (4 điểm) - Viết sai trên ba lỗi chính tả trong bài viết (âm đầu, vần, thanh); không viết hoa đúng quy định, trừ 1 điểm toàn bài. * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài, (HSDT trừ 0,5 điểm toàn bài). II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút) - Đảm bảo các yêu cầu sau, được 6 điểm: + Viết được một đoạn văn đơn giản chừng 7 đến 10 câu đúng theo yêu cầu của đề. Gợi ý: Hằng ngày, em dùng nước làm gì? Trung bình, mỗi người cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày? Vì sao phải tiết kiệm nước? Em cần làm gì để tiết kiệm nước? + Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả; + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, có thể cho điểm phù hợp.
  6. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2023 - 2024 Môn: Tiếng Việt lớp 3 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. Bài đọc 1: NHÍM CON KẾT BẠN Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Câu hỏi: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? Trả lời: Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.
  7. Bài đọc 2: CÂY GẠO Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ào, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Câu hỏi: Hết mùa hoa cây hoa lại làm gì? Trả lời: Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến . Bài đọc 3: BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên: - Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn. - Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con. Câu hỏi: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì? Trả lời: Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé. Bài đọc 4: QUÊ HƯƠNG Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Câu hỏi: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? Trả lời: Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.
  8. Bài đọc 5: RỪNG CÂY TRONG NẮNG Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những cánh hoa rừng không tên đắm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ Câu hỏi: Vì sao người ta dễ sinh cơn buồn ngủ khi đi trong rừng? Trả lời: Vì mùi hương của những loài hoa rừng. Bài đọc 6: TRƯỜNG EM Sáng nay em đi học Bao nhiêu chuyện cổ tích Bình minh nắng xôn xao Cũng có trong sách hay Trong lành làn gió mát Cô dạy múa, dạy hát Mơn man đôi má đào. Làm đồ chơi khéo tay. Lật từng trang sách mới Giờ ra chơi cùng bạn Chao ôi là thơm tho Em náo nức nô đùa Này đây là nương lúa Khi mệt lại túm tụm Dập dờn những cánh cò. Cùng vẽ tranh say sưa. Phạm Anh Xuân Câu hỏi: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào? Trả lời: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh buổi sáng bình minh có nắng xôn xao, có làn gió mát.
  9. II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút Đọc thầm bài văn sau: CON BÚP BÊ BẰNG VẢI Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu: - Cháu mua búp bê cho bà đi! Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau: - Mẹ mua con búp bê này đi! Trên đường về mẹ hỏi Thủy: - Sao con lại mua con búp bê này? Thủy cười: - Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui. (Nguồn Internet)
  10. * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? (0,5 điểm) A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi. B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất. C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất. Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? (0,5 điểm) A. Vì Thủy hoa mắt, chóng mặt, không muốn chọn gì. B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt, thứ gì Thủy cũng thích. C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp. Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? (0,5 điểm) A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông. B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau. C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau. Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? (0,5 điểm) A. Vì đó là món quà đẹp nhất. B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. C. Vì đó là món quà đắt tiền nhất. Câu 5: Dấu gạch ngang trong bài “Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? (1 điểm) A. Báo hiệu phần liệt kê. B. Đánh dấu lời đối thoại.
  11. C. Báo hiệu phần giải thích. Câu 6: Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được gạch chân trả lời cho câu hỏi: (1 điểm) A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Bằng gì? Câu 7: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? (1 điểm) Câu 8: Đặt một câu cầu khiến để mượn bạn một quyển sách (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau: CÂY HOA NHÀI Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày. II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)
  12. Đề bài: Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.