Bộ 15 đề thi học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3

II. Đọc hiểu (3,5 điểm)
* Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
doc 30 trang Minh Huyền 16/01/2024 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 15 đề thi học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_15_de_thi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3.doc

Nội dung text: Bộ 15 đề thi học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. BỘ 15 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 ĐỀ SỐ 1 A. Đọc (6 điểm) I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm) HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:  Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)  Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)  Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)  Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)  Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)  Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)  Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130) II. Đọc hiểu (3,5 điểm) * Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Cửa Tùng Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ
  2. ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Theo Thuỵ Chương Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất: 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm) a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi. b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ. c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông. 2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm) a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực. b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe. c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục. 3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm) a. Một dòng sông. b. Một tấm vải khổng lồ. c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim. 4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm) a. Thuyền b. Thổi c. Đỏ
  3. 5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? a. Cửa Tùng. b. Có ba sắc màu nước biển c. Nước biển. Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." (0,5 điểm) Câu 7: Đặt câu "Ai thế nào?" (0,5 điểm) II. Viết ( 4 điểm) 1. Chính tả ( 2 điểm) - Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế. 2. Tập làm văn (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). Gợi ý: • Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể )? • Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu? • Em thích nhất điều gì? • Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
  4. ĐỀ SỐ 2 A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: ( ./5 điểm) II. Đọc hiểu: ( ./5 điểm) (20 phút) - Đọc thầm bài đọc sau: Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
  5. - Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4 (1 điểm): a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ." b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là:
  6. III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Thời gian 25 phút Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích ĐỀ SỐ 7 Bài 1: (6đ) GV cho học sinh đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc lớp 3 tập 1 (khoảng 60 tiếng) và trả lời 1 câu hỏi của đoạn vừa đọc. Bài 2: (4đ) Đọc thầm đoạn văn "Đường vào bản" và khoanh vào trước câu trả lời đúng cho mỗi ý sau: Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. 1- Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? a- Vùng núi. b- Vùng biển. c – Vùng đồng bằng. 2- Mục đích chính của đoạn văn trên là tả các gì? a . Tả con suối b. Tả con đường c. Tả ngọn núi
  7. 3 - Em hãy gạch chân dưới sự vật và s ự vật được so sánh trong câu sau: Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. 4 – Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. 5. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? Bài 3: (5đ) Giáo viên đọc cho học sinh chép lại đoạn văn trong bài 'Đôi bạn" Sách TV 3 tập 1 trang 130. Viết (Từ: Hai năm sau đến như sao sa) Bài 4: (5đ) Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua. ĐỀ SỐ 8 I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm). * Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm). Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lới đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4. Cậu bé thông minh Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha: - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
  8. Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi: - Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ? - Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi. Vua quát: - Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. TRUYỆN CỔ VIỆT NAM Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng. b. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
  9. a. Vì gà mái không đẻ trứng được. b. Vì gà trống không đẻ trứng được. c. Vì không tìm được người tài giúp nước. Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? a. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. b. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ thịt chim. c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây: a. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. b. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Viết chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài "Người lính dũng cảm" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38 – 39 đoạn từ: "Bắn thêm một loạt đạn đến thằng hèn mới chui." 2. Tập làm văn: (5 điểm)
  10. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: a. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? b. Người đó làm nghề gì? c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? ĐỀ SỐ 9 A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học trong học kỳ I ở sách Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 - 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài Tập đọc "Người liên lạc nhỏ tuổi" và khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các bài tập sau: Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? A. Đi liên lạc với cán bộ. B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây. C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹ ốm. Câu 2: Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng?
  11. A. Bác cán bộ già rồi. B. Bác muốn làm thầy cúng. C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cách mạng. Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường B. Hai bác cháu cùng đi. C. Vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu "Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên." là: A. đá. B. đường C. sáng B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên "Gian đầu nhà rông cúng tế") (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127) Tập làm văn: (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ em. ĐỀ SỐ 10 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: 2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
  12. Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ. Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng: - Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? Theo Phạm Hổ * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì? a. Để tặng cho sẻ non. b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ. c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở. Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua? a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm. b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy. c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa. Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
  13. a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng. b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ. c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ. Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là: a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa. b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua. Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì? Bằng lăng và sẻ non là II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51) Giáo viên đọc " Cũng như tôi đến hết" (5 điểm) 2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút Em hãy chọn một trong các đề văn sau: 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học. 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. ĐỀ SỐ 11 A/ Kiểm tra viết (10 điểm). I. Chính tả (5 điểm): Nghe – viết (Thời gian viết khoảng 15 phút)
  14. Bài: "Bài tập làm văn" – Đoạn 4 (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 46) II/ Tập làm văn: (5 điểm) (Thời gian làm bài 25 phút). Em hãy viết thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Theo gợi ý dưới đây: a. Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? b. Người đó làm nghề gì? c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? B/ Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 4 điểm (Thời gian 30 phút). Cây thông Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say. Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu. TRONG THẾ GIỚI CÂY XANH. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông? A. Cao vút B. Thẳng tắp C. Xanh bóng Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài? A. Lá cây B. Thân cây C. Rễ cây Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?
  15. A. Trồng rừng B. Trên đồi C. Ven biển Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào A. Khô héo B. Xanh tốt C. Khẳng khiu Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh. Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu? A. Vì cây cho bóng mát B. Vì vây cho quả thơm C. Vì cây cho gỗ và nhựa II. Đọc thành tiếng: 6 điểm. (Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi). Học sinh đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 bài "Trận bóng dưới lòng đường" trả lời câu hỏi 2 hoặc 3 SGK Tiếng việt 3 tập 1 trang 54. ĐỀ SỐ 12 ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi: – Tại sao các ông phải làm như vậy?
  16. Viên quan trả lời: – Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt. chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không bao giờ để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a. Đọc kĩ bài tập đọc "Đất quý, đất yêu" và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Khi khách xuống tàu thì có điều gì bất ngờ xảy ra? A. Viên quan khách bảo khách dừng lại, cởi giày ra đê họ cạo sạch đất ở đế giày. B. Viên quan không để khách mang đất của họ đi, dù chỉ là một hạt. C. Cả hai ý a và b đều đúng. Câu 2: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ? A. Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất quê hương họ là thiêng liêng, cao quý. B. Vì người Ê-ti-ô-pi-a sợ dơ tàu khi có khách mang giày bám đất. C. Vì người Ê-ti-ô-pi-a muốn cho hành khách được sạch sẽ khi lên tàu. Câu 3: Câu "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." Thuộc mẫu câu nào? A. Ai - làm gì? B. Ai – thế gì? C. Ai - là nào?
  17. Câu 4: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "làm gì?" trong câu "Ở nhà, em giúp mẹ rửa chén, quét nhà và lau bàn ghế." Câu 5: Câu "Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa." có bao nhiêu từ chỉ đặc điểm? A. 3 từ. B. 4 từ. C. 5 từ. ĐỀ SỐ 13 A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài: "Nhà rông ở Tây Nguyên" khoảng 08 - 10 phút. B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc? a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn. b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở. c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái. 2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? a. Treo rất nhiều hình ảnh.
  18. b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế. c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa. 3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì? a. Là nơi thờ thần làng. b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng. c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng 4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau "Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to như một ngọn núi nhìn từ xa". 5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì? 6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết). Sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay ĐỀ SỐ 14 Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Học sinh làm bài bằng cách điền chữ cái A, B, C tương ứng với đáp án đúng nhất vào bảng trả lời câu hỏi ở bài làm giao lưu học sinh giỏi. Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí: A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
  19. C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệng con. Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là: A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn. B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn. C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn. Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa? A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường. B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường. C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sân trường. Câu 4: Câu: "Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình." có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: A. Như thế nào? B. Để làm gì? C. Bằng gì? Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người: A. Học thày không tày học bạn. B. Học một biết mười. C. Học không hay, cày không biết. Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả? A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học. B. Chúng em thi đua dữ dìn vệ sinh lớp học. C. Chúng em thi đua giữ gìn vệ xinh lớp học. Phần II: TỰ LUẬN (12 điểm) Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:
  20. a) rào hay dào: hàng , dồi , mưa , dạt. b) rẻo hay dẻo: bánh , múa , dai, Cao. c) rang hay dang: lạc, tay, rảnh , mỏng. d) ra hay da: cặp , diết, vào, chơi. Câu 2: Bài thơ: Đồng hồ báo thức (SGK - Tiếng Việt lớp 3 - tập 2 trang 44) có viết: Bác kim giờ thận trọng Bé kim giây tinh nghịch Nhích từng li, từng li Chạy vút lên trước hàng Anh kim phút lầm lì Ba kim cùng tới đích Đi từng bước, từng bước Rung một hồi chuông vang. Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học. ĐỀ SỐ 15 A, KIỂM TRA ĐỌC: 1, Đọc thành tiếng: (6 điểm) 2, Đọc thầm (4 điểm) Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và làm bài tập CHIẾC ÁO RÁCH. Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh.
  21. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm 1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? a. Vì Lan bị điểm kém. b. Vì Lan mặc áo rách đi học. c. Vì Lan không chơi với các bạn. 2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì? a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. b. Lan đang học bài. c. Lan đi chơi bên hàng xóm. 3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì? a. Mua bánh giúp gia đình Lan. b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh. c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới. 4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười. c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.
  22. 5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Là gì? 6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì? B, Bài kiểm tra viết: 1. Chính tả: (Nghe - viết) 5 điểm BÀI: CHỊ EM 2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.