Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 27

BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG

Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: − Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? − Nước sẽ trào ra ạ! − Cả lớp đồng thanh đáp. − Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” − Lũ trẻ bàn tán rất hăng.

I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: − Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Theo VŨ BỘI TUYỀN

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì?

A. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ trào ra bao nhiêu lít?

B. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, con cá sẽ như thế nào?

C. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?

2. Phản ứng của I- ren thế nào khi các bạn trong lớp bàn tán rất hăng say về câu hỏi sau của thầy?

A. I – ren cũng đưa ra nhiều cách giải thích.

B. I – ren không quan tâm tới chủ đề đó.

C. I – ren im lặng suy nghĩ.

3. I – ren đã làm gì khi trở về nhà?

A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy

B. lấy tạp chí khoa học ra tìm hiểu lí do

C. hỏi bố mẹ về chủ đề thầy giáo nói

docx 5 trang Minh Huyền 06/06/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_27.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 27

  1. 1 Họ và tên : I. Phần trắc nghiệm Phần I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu. Câu 1. Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Làm tròn số 5 490 đến hàng nghìn, ta được: 6 000 B. 5 500 C. 5 000 D. 5 400 b) Làm tròn số 9 628 đến hàng trăm, ta được: A. 9 630 B. 9 620 C. 9 700 D. 9 600 Câu 2: Số dân của một huyện là 71 839. Trong bài báo cáo, cô phóng viên đã làm tròn số dân của huyện đó đến hàng chục nghìn. Hỏi số dân đã làm tròn đến hàng chục nghìn là số nào? A. 80 000 B. 75 000 C. 70 000 D. 72 000 Câu 3. Hiện nay, Việt Nam đã có những chuyến bay thẳng từ Thủ đô Hà Nội đến nhiều thủ đô của các quốc gia khác. Để bay thẳng từ Thủ đô Hà Nội đến Thủ đô Pa-ri của nước Pháp, máy bay phải vượt qua quãng đường dài khoảng 9 190 km. Em làm tròn độ dài quãng đường này đến hàng nghìn, vậy từ Hà Nội đến Pari khoảng . Km Phần II. Tự luận Bài 1: Thực hiện các yêu cầu sau: a) Làm tròn số 1 234 đến hàng chục ta được b) Làm tròn số 1 274 đến hàng trăm ta được c) Làm tròn số 1 834 đến hàng nghìn ta được Bài 2: Số? 17 210 17 220 39 000 . 41 000 . Bài 3: Viết số thành tổng: 71 091 = 70 000 + 1 000 + 90 + 1 42 179 = 88 309 = 36 685 = 10 021 = 19 999 = Bài 4: Làm tròn số: Số dân của phường Yết Kiêu là 26 734 người. - Làm tròn số dân của phường Yết Kiêu đến hàng nghìn, ta nói số dân phường Yết Kiêu khoảng người. - Làm tròn số dân của phường Yết Kiêu đến hàng trăm, ta nói số dân phường Yết Kiêu khoảng người. Bài 5. Đặt tính rồi tính 19 427 + 38 762 56 385 – 29 872 12 892 x 6 46 759 : 6
  2. 2 Bài 6. Tính giá trị của biểu thức: a) (42 626 – 18 982) × 5 b) 3 562 + 678 x 9 = . . . . = . . . = . . . . = . . . Bài 7: Tìm ?: a) ? 6 = 588 b) ? : 6 = 3 689 c) 4830 : ? = 6 Bài 8. Một can to đựng 36 lít nước mắm, một can bé đựng 27 lít nước mắm. Hỏi 1 can to và 8 can bé đựng bao nhiêu lít nước mắm? Bài giải Bài 9. 6 bao gạo đựng 210 kg. Hỏi 8 bao gạo như vậy đựng bao nhiêu kg gạo? Bài giải Bài 10: Hiện nay bố 40 tuổi và con bằng 1/4 tuoi bố. Tính tuổi con sau 3 năm nữa? Bài giải .
  3. 3 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: − Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? − Nước sẽ trào ra ạ! − Cả lớp đồng thanh đáp. − Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” − Lũ trẻ bàn tán rất hăng. I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: − Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. Theo VŨ BỘI TUYỀN Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì? A. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ trào ra bao nhiêu lít? B. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, con cá sẽ như thế nào? C. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? 2. Phản ứng của I- ren thế nào khi các bạn trong lớp bàn tán rất hăng say về câu hỏi sau của thầy? A. I – ren cũng đưa ra nhiều cách giải thích. B. I – ren không quan tâm tới chủ đề đó. C. I – ren im lặng suy nghĩ. 3. I – ren đã làm gì khi trở về nhà? A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy B. lấy tạp chí khoa học ra tìm hiểu lí do C. hỏi bố mẹ về chủ đề thầy giáo nói 4. Sau này, nhờ đâu I – ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi B. nhờ thật thà C. nhờ chăm học 5. Em ấn tượng nhất với hình ảnh/câu văn nào trong bài? Vì sao? II. Luyện tập 6. Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau: -Tiếng chim như tiếng nhạc. -Con voi to lớn như chiếc ô tô tải. -Bà như quả ngọt chín rồi. -Trăng tròn như quả bóng. 7. Hãy tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với các từ cho trước trong bảng dưới đây:
  4. 4 Từ chăm chỉ thích thú thoải mái béo may mắn Cùng nghĩa chịu khó Trái nghĩa lười biếng 8. Dùng những cặp từ cùng nghĩa và trái nghĩa ở bài tập 7 để đặt câu: M: Cò chăm chỉ bao nhiêu, Vạc lười biếng bấy nhiêu. 9. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? cho các bộ phận được in đậm trong câu: a. Trong vòm lá xanh mát, tiếng ve kêu râm ran. b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc. c. Trên mấy thửa ruộng, các bác nông dân đang thu hoạch lúa. . d. Hằng ngày, bố chở em đi học bằng xe máy. 10. Viết 2 câu kể, 2 câu cảm, 2 câu khiến. 11. Viết 2 câu có hình ảnh so sánh để miêu tả các loại hoa? . 12. Viết đoạn văn nêu lý do thích ( hoặc không thích ) một nhân vật trong truyện em đã đọc.