Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22
I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi:
DŨNG SĨ CỦA RỪNG XANH
Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác.
Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”.
(Theo Thiên Lương)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu
1. Đoạn văn tả con vật nào?
A. khỉ B. chim C. đại bàng
2. Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì?
A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe
B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe
C. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe
3. Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì?
A. Bầy khỉ là kẻ thù của đại bàng.
B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng.
B. Đại bàng muốn khẳng định sức mạnh của bản thân.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_22.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22
- Họ và tên: Lớp: 3A BÀI TẬP TOÁN TUẦN 22 I/ TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm là: A. 20 cm² B. 40 cm² C. 48 cm² D. 96 cm² Câu 2: Diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 3 dm và chiều rộng 7 cm là: A. 510 cm² B. 210 cm² C. 51 dm² D. 210 dm² 1 Câu 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 36 cm, chiều rộng bằng chiều dài. 4 Diện tích của hình chữ nhật là: A. 90 cm² B. 162 cm² C. 324 cm² D. 162 cm Câu 4: Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 5 viên gạch hình vuông, mỗi viên có độ dài 12cm. Diện tích mảng tường được ốp thêm là: A. 710 cm² B. 160 cm² C. 720 cm² D. 700 cm² Câu 5: Một hình vuông có diện tích bằng 16cm². Chu vi của hình vuông đó là: A.10 cm B.18 cm C. 14 cm D. 16 cm Câu 6: Diện tích của hình vuông có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 15cm và chiều rộng 10cm là: A. 150 cm² B. 140 cm² C.120 cm² D. 100 cm² II/ TỰ LUẬN Bài 1. Đặt tính rồi tính: 1048 x 4 2726 x 8 13590 : 9 64032 : 8 . Bài 2. Hoàn thành bảng (theo mẫu) Chiều dài Chiều rộng Diện tích hình chữ nhật Chu vi hình chữ nhật 9cm 3cm 9 x 3 = 27 (cm2) (9 + 3) x 2 = 24 (cm) 27cm 10cm 1dm 5cm Bài 3: Một miếng vải hình chữ nhật trong bộ đồ kĩ thuật có chiều dài 1 dm và chiều rộng là 7 cm. Tính diện tích miếng vải hình chữ nhật đó. Bài giải:
- . Bài 4: Tính diện tích của hình chữ nhật có các số đo sau: a, Hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng 5 cm b, Hình chữ nhật có chiều dài 2 dm, chiều rộng 13 cm c, Hình chữ nhật có chiều rộng 10 cm, chiều dài 3 dm Bài giải: . . Bài 5: Tính diện tích hình H, biết hình chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng là 3 cm, hình vuông có cạnh là 3 cm. Bài giải: Bài 6: Một hình vuông có chu vi 2dm4cm . Hỏi hình vuông đó có diện tích bao nhiêu xăng – ti – mét vuông? Bài giải Bài 7: Tìm một số biết rằng khi gấp số đó lên 4 lần rồi giảm 7 lần thì được 12?
- Họ và tên: TIẾNG VIỆT - TUẦN 22 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: DŨNG SĨ CỦA RỪNG XANH Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác. Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”. (Theo Thiên Lương) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Đoạn văn tả con vật nào? A. khỉ B. chim C. đại bàng 2. Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì? A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe C. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe 3. Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì? A. Bầy khỉ là kẻ thù của đại bàng. B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng. B. Đại bàng muốn khẳng định sức mạnh của bản thân. 4. Vì sao đại bàng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”? A. Vì đại bàng có sức khỏe tung hoành với chiếc mỏ nhọn và móng vuốt sắc. B. Vì đại bàng chiến đấu với kẻ thù nào cũng giành chiến thắng. C. Vì đại bàng to lớn, cao khỏe. II. Luyện tập 5. Âm thanh nào trong bài được so sánh với âm thanh của dàn nhạc giao hưởng?
- A. Tiếng gió rít trong không khí. B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng. C. Tiếng kêu của đại bàng. 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu sau: Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. 7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong đoạn thơ sau: Núi cao ngủ giữa chăn mây Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh (Quang Huy) 8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong đoạn thơ sau: Cứ vào mùa đông Khi vào mùa nóng Gió về rét buốt Tán lá xoè ra Cây bàng trụi trơ Như cái ô to Lá cành rụng hết Đang làm bóng mát. Chắc là nó rét! Xuân Quỳnh 9. Đặt câu hỏi Khi nào?/ Ở đâu? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau: a) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. . . . b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. . . . 10. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích (dựa vào bài 2/tr. 39)
- Họ và tên: TIẾNG VIỆT - TUẦN 21 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
- Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. (Thạch Lam) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Trong bài, tác giả giới thiệu “quà của đồng nội” là gì? A. Cánh đồng xanh B. Cốm C. Bông lúa non 2. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội? A. Vì cốm dẻo và thơm ngon. B. Vì cốm có mùi thơm của sữa và hoa cỏ. C. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. 3. Em hiểu cụm từ “truyền từ đời này sang đời khác” xuất hiện trong bài có nghĩa là gì? A. Nghề nghiệp được truyền đi rộng rãi trong cộng đồng. B. Những người trong gia đình, dòng họ truyền lại nghề cho con cháu nhiều đời sau. C. Trong gia đình ai cũng biết làm cốm. II. Luyện tập 4. Câu nêu hoạt động là: A. Các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. B. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại. C. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm? A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch B. sự bí mật, dẻo, thơm C. tinh khiết, bát ngát, giản dị 6. Những câu nào có hình ảnh so sánh? A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ. C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm. 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
- a) Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non. b) Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về.” 8. Viết lại những tên riêng có trong bài: 9. Đặt 3 câu có sử dụng hình ảnh so sánh rồi gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau: 10. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật mà em yêu thích.