Bài tập cuối tuần học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa
I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi:
MÙA THU CỦA EM
|
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Những sự vật được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là:
A. hoa cúc, cốm, lá sen B. hoa cúc, cốm, đèn ông sao
C. hoa cúc, cốm, đèn ông sao D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao
2. Những niềm vui được bạn nhỏ mong chờ khi đến mùa thu là:
A. Bạn nhỏ được đi rước đèn ông sao cùng với các bạn.
B. Bạn nhỏ được tựu trường, gặp lại thầy cô giáo và các bạn sau mùa hè.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
3. Cốm là:
A. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, có màu xanh
B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường được gói trong lá sen)
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2022.doc
Nội dung text: Bài tập cuối tuần học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 1 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: MÙA THU CỦA EM Mùa thu của em Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Rước đèn họp bạn Như nghìn con mắt Hội rằm tháng Tám Mở nhìn trời êm. Chị Hằng xuống xem. Mùa thu của em Ngôi trường thân quen Là xanh cốm mới Bạn thầy mong đợi Mùi hương như gợi Lật trang vở mới Từ màu lá sen. Em vào mùa thu. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào QUANG đáp án đúngHUY nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những sự vật được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là: A. hoa cúc, cốm, lá sen B. hoa cúc, cốm, đèn ông sao C. hoa cúc, cốm, đèn ông sao D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao 2. Những niềm vui được bạn nhỏ mong chờ khi đến mùa thu là: A. Bạn nhỏ được đi rước đèn ông sao cùng với các bạn. B. Bạn nhỏ được tựu trường, gặp lại thầy cô giáo và các bạn sau mùa hè. C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 3. Cốm là: A. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, có màu xanh B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường được gói trong lá sen) 4. Viết 2 – 3 câu chia sẻ những điều em thích nhất của mùa thu: . II. Luyện tập 4. Điền c/k vào chỗ chấm để tạo từ hoàn chỉnh: im ương ính ận ánh ửa ì nhông
- iềm chế ì ọ ảm úm èm ặp 5. Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong các câu thơ dưới đây: Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu. 6. Quan sát tranh các bạn đang vui chơi. a) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ sự vật: b) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ hoạt động: 7. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu giới thiệu và câu nêu hoạt động: Đây là Cô đang Bố em là Bố đang 8. Viết: a. Câu nêu hoạt động của em và bạn trong ngày đầu quay lại trường học. c. Tin nhắn hỏi thăm sức khỏe ông bà
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 2 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP? Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô. - Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại. Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến : - Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói : - Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé. Thế rồi mặt trời cũng lặn, chúng đi đến tổ kiến. - Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính? - Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái. (Ô-xê-ê-va - Thúy Toàn dịch) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? A. 2 nhân vật, đó là: B. 3 nhân vật, đó là: C. 4 nhân vật, đó là: 2. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì? A. Thời tiết như thế nào sẽ làm được việc tốt. B. Cảnh như thế nào là đẹp. C. Ngày như thế nào là đẹp. 3. Ai cho rằng ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục là một ngày đẹp?
- A. Giun Đất B. Châu Chấu C. Bác Kiến 4. Câu trả lời của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra điều gì? A. Một ngày đẹp là ngày không mưa, nắng đẹp rực rỡ. B. Ngày được nghỉ không phải đi làm là một ngày tuyệt đẹp. C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp. 5. Với em, ngày như thế nào là đẹp? Vì sao? . II. Luyện tập 6. Điền g/gh vào chỗ chấm: - Dù đoạn đường ồ ề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn ắng sức vượt qua. - Cả đàn é vai, cùng ánh mẩu bánh mì to về tổ. 7. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau: huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp 8. Tìm thêm trong bài đọc “Ngày như thế nào là đẹp?” 5 từ ngữ chỉ đặc điểm: 9. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu nêu đặc điểm: A B Mặt hồ hiền hòa, xanh mát. Bầu trời xanh trong và cao vút. Dòng sông rộng mênh mông và lặng sóng. 10. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi nhân vật trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” Mẫu: Thân hình Châu Chấu khỏe mạnh, rắn chắc.
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 3 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: KHU VƯỜN TRÊN SÂN THƯỢNG Ngày cuối tuần, bố và Bon cùng mang những chiếc chai nhựa thu gom được lên sân thượng làm thành những chậu cây nhỏ, sau đó hai bố con cùng đổ đất rồi gieo hạt, trồng cây. - Một khu vườn trên sân thượng, tuyệt vời quá bố ạ! - Bon hào hứng nói với bố. Hằng ngày, Bon theo bố lên sân thượng, chăm sóc cho khu vườn của hai bố con. Đang chăm chú nhổ cỏ dại và bắt sâu xanh, Bon ngạc nhiên khi thấy bố dùng chai nhựa làm bình tưới. Bố mỉm cười giải thích: - Mình phải tái sử dụng những chai nhựa này để tưới cây, vừa để bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm đó con! Đến một ngày, bố và Bon yêu cầu mẹ nhắm mắt rồi cả hai cùng dắt mẹ lên sân thượng. - Bây giờ thì mẹ mở mắt ra đi! - Bon khe khẽ nói với mẹ. - Khu vườn này bố và con dành tặng mẹ đấy! Từ hôm đó, mẹ thường lên sân thượng hái rau sạch để nấu ăn cho cả nhà. (Hạt giống tâm hồn) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bố và Bon dùng chai nhựa thu gom được để làm gì? A. để bán ve chai B. để làm chậu trồng cây, bình tưới cây C. để trang trí sân thượng 2. Việc tái sử dụng chai nhựa có những ý nghĩa gì? A. bảo vệ môi trường B. tiết kiệm C. có vườn cây đẹp 3. Bon làm những việc gì để cùng bố chăm sóc khu vườn trên sân thượng? A. tưới cây B. nhổ cỏ C. bắt sâu xanh 4. Bố và Bon đã tặng khu vườn trên sân thượng cho ai? Người đó đã sử dụng món quà này thế nào?
- II. Luyện tập 6. Điền s/x vào chỗ chấm: – Đường á rộng rãi, phố á đông đúc. – Triển vọng áng ủa, tương lai án lạn. – Cố tránh cọ át để giảm ma át. 7. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong các từ dưới đây: bàng hoàng, san lấp, đào bới, an ủi, trận động đất, lật mảng tường, ào đến, cứu thoát 8. Tìm trong bài đọc 5 từ ngữ chỉ hoạt động (khác từ ở bài tập 7): 9. Đặt câu nêu hoạt động với các từ: a) gào thét: b) nhớ: 10. Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu kể: a. Cậu bé ôm chầm lấy cha. b. Trận động đất kinh hoàng quá! c. Trận động đất xảy ra trong bao lâu? d. Một người cha chạy vội đến trường học của con. e. Người cha rất kiên nhẫn, đào bới từng chút một. 11. Dựa vào nội dung bài đọc, viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu kể. a. Người cha nhớ lời hứa với con nên b. Bọn trẻ rất khi được cứu thoát. c. Nhờ có niềm tin vào lời hứa của cha nên 12. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với người thân. (viết vào vở)
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 13 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: CHIẾC GỐI Ngày ấy, gia đình tôi còn khó khăn nên ngoài hai buổi đi làm, mẹ tôi còn nhận thêm vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình. Một hôm, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẹ nhìn cái hộp chứa đầy vải vụn và lẩm nhẩm: - Cái này làm được gì nhỉ? Lúc sau, mẹ quay sang tôi, nói: - A, phải rồi! Mẹ sẽ làm cho Cún một cái gối. Nghe mẹ nói vậy, tôi hớn hở cùng mẹ bắt tay vào để làm gối. Đầu tiên mẹ lựa các mảnh vải xanh thật đẹp để riêng cùng với với một mảnh vải vải màu khác. Còn bao nhiêu vải vụn mẹ cắt nhỏ ra để làm ruột gối. Tôi thắc mắc: - Sao mẹ không để cả miếng vải cho đỡ mất công cắt ạ? - Bởi vì như thế nó sẽ không mềm. Mẹ sợ con không ngủ được. Cứ thế, tôi thức cùng mẹ để hoàn thành chiếc gối. Rồi đêm khuya tôi ngủ lúc nào không hay, chỉ biết rằng đôi lúc chập chờn, tôi vẫn cảm thấy có ánh điện. Chắc mẹ vẫn chưa ngủ. Ba ngày sau, chiếc gối hoàn thành, một chiếc gối bằng vải màu xanh xen lẫn một vài miếng vải đỏ và vàng. Nhưng đối với tôi nó không chỉ có vậy. Bởi vì khi mẹ may cho tôi chiếc gối, mẹ đã như cho tôi một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, nơi đó có vầng thái dương chói lọi dẫn bước tôi đi tới nhiều chân trời mới mang một hành trang đặc biệt. Đó là tình yêu bao la của mẹ. (Phan Thu Hương) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Vì sao ngoài hai buổi đi làm, mẹ Cún còn nhận thêm vải để may? A. Vì gia đình khó khăn nên mẹ muốn tăng thêm thu nhập B. Vì thời gian đi làm của mẹ ngắn C. Vì mẹ rất thích công việc may vá 2. Mẹ đã may cho Cún chiếc gối bằng nguyên liệu gì? A. Mảnh vải mới và bông gòn trắng muốt B. Vải vụn (vải thừa) sau khi mẹ may xong C. Miếng vải vuông mẹ không dùng đến 3. Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm, lòng yêu thương con của người mẹ khi làm cho con chiếc gối? A. Nhận may thêm ngoài giờ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. B. Cắt nhỏ những miếng vải để gối êm, con ngủ ngon giấc.
- C. Thức rất khuya để may gối cho con. 4. Vì sao với Cún: “chiếc gối lại chứa cả một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, là một hành trang đặc biệt?” 5. Nếu em là Cún, em có thích chiếc gối mẹ làm từ vải vụn không? Vì sao? II. Luyện tập 6. r, d hay gi? Nắng vàng . át mỏng sân phơi Vê tròn thành . ọt nắng rơi bồng bềnh Nắng đùa với cỏ ngây thơ Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà . u Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu Nắng cùng với . ó hát . u quê mình. Nguyễn Tiến Bình 7. Gạch dưới từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây: a. Bạc phơ mái tóc như mây trong vườn. b. Hoa lựu như lửa lập loè Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày. (Trần Đăng Khoa) 8. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: (trung thành, bay, tinh nghịch, con voi) - Con ngựa phi nhanh như - Con mèo rất - kéo gỗ rất khỏe. - Con . là loài vật trung thành. 8. Viết tiếp để có câu văn chứa hình ảnh so sánh về bạn trong nhà: hai mảnh vỏ trấu, pha lê, cục bông gòn a. Chú gà con có bộ lông vàng như b. Cái mỏ chú nhỏ xíu, xinh xinh như c. Đôi mắt chú tròn xoe, long lanh như 9. Viết đoạn văn tả đồ vật mà em thích.
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 14 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: NHÀ RÔNG Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát, Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông. Lưu Hùng Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật? A. cao lớn nhất, đẹp nhất của làng B. được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh C. hình dáng không giống nhau 2. Vì sao thanh niên cần phải ngủ ở nhà rông? A. để bàn bạc việc chung B. để đón tiếp khách đến làng C. để trực chiến, bảo vệ làng 3. Vì sao có thể nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên? 4. “Già làng” là: A. Người có nhiều kinh nghiệm trong việc dựng nhà rông. B. Người tài giỏi và có sức khỏe nhất làng. C. Người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung.
- II. Luyện tập 6. Quan sát đặc điểm của sự vật trong tranh, nêu cặp từ trái nghĩa tương ứng: . . 7. Thay từ được gạch chân trong mỗi câu bằng từ trái nghĩa tương ứng sau đó viết lại câu: a. Quyển sách yêu thích của em ở bên dưới kệ sách thứ ba. b. Ở đây có một con đường rộng men theo chân núi. . c. Mùa này, cây cối, hoa trái ở trang trại rất phong phú. 8. Với mỗi từ “chín” dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa: - lúa chín : - quả chín: - thịt chín: 9. Viết lần lượt các từ trái nghĩa với những từ sau: dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh 10. Viết câu khiến cho mỗi tình huống dưới đây: a. Em muốn bố mẹ cho tới Tây Nguyên để thăm nhà rông. b. Kêu gọi mọi người tới tham quan, khám phá nét độc đáo của nhà rông: c. Yêu cầu mọi người cùng bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên. 11. Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 15 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: TRẠNG LƯỜNG Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống. Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu. Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi chia cho số trang để biết độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt. Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng. Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Những lí do nào khiến mọi người nể phục Lương Thế Vinh? A. Ông có sức khỏe và trí nhớ phi thường. B. Ông vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống. C. Ông đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. 2. Lương Thế Vinh đã vượt qua những thử thách nào của sứ thần Trung Hoa? A. Thử thách cân voi, đo độ dày một trang sách B. Thử thách cân số đá bên bờ sông C. Thử thách đo độ dày quyển sách 3. Lương Thế Vinh đã làm gì để những quy tắc tính toán trở nên dễ nhớ? A. Viết những quy tắc tính toán một cách ngắn gọn B. Viết những quy tắc tính toán vào một cuốn sổ C. Tóm tắt mỗi quy tắc tính toán thành một bài thơ 4. Lúc đầu, ông Lương Thế Vinh làm ra bàn tính bằng chất liệu gì? A. Gỗ B. Đất C. Trúc 5. Đố em vì sao Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường”? II. Luyện tập
- 6. Dấu hỏi hay dấu ngã? Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ, Đa nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất va, Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay. Vũ Quần Phương 7. Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n: lũ lúc nước nao lo náo . nặng lỉu 8. Đặt câu nói về nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc của mỗi người: 9. Chọn các từ đã cho trong ngoặc để điền vào chỗ trống thích hợp trong các câu dưới đây: (chuyên gia máy tính, bác sĩ, nhà bác học, kiến trúc sư) a. Là một giàu sáng kiến, Ê-đi-xơn đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. b. Tại các trạm y tế xã, các đang khám bệnh cho mọi người. c. Cha tôi là một Để có được những bản thiết kế mẫu nhà ưng ý, ông đã phải thức trắng rất nhiều đêm. d. Công việc bề bộn khiến anh phải thường xuyên ngồi hàng giờ bên chiếc máy vi tính. Anh là một hàng đầu của đất nước. 10. Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc.
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 16 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: ONG XÂY TỔ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. Tập đọc 3, 1980 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Qua việc ong xây tổ, ta thấy ong có những đức tính nào ? A. chăm chỉ, đoàn kết B. ngay thẳng C. có kỉ luật, tiết kiệm 2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ ong? A. Một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. B. Một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, đầy màu sắc. C. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ. 3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong? A. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. B. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. C. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. 4. Nối:
- Các bác ong thợ già, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết những anh ong non ra, trộn với nước bọt thành một chất đặc biết để xây thành tổ. Các chú ong thợ trẻ dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. II. LUYỆN TẬP 6. Điền s/x vào chỗ chấm: - Chim .áo, chim .ẻ đều được .inh ra từ những chiếc tổ .inh .ắn. - Buổi . ớm mùa đông trên núi cao, . ương .uống lạnh thấu ương. 7. Xếp các từ ngữ được gạch chân vào hai nhóm thích hợp: Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ sự vật . 8. Dựa vào bài đọc, em viết câu hỏi hoặc câu trả lời cho mỗi câu sau: a) Những bác ong thợ già, những anh ong non làm gì? Trả lời: b) Các chú ong thợ trẻ lấy cái gì ở dưới bụng mình tiết ra, trộn với nước bọt để xây tổ? Trả lời: c) Hỏi: ? Trả lời: Cả bầy ong lúc nào cũng hết sức tiết kiệm vôi vữa. d) Hỏi: ? Trả lời: Cả bầy ong làm việc thật đông vui. 9. Em hãy viết một bức thư hỏi thăm tình hình của người thân hoặc bạn bè.
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 17 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: QUÊ HƯƠNG Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê. (Theo Văn học và tuổi trẻ, 2007) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu) 1. Quê hương Thảo ở đâu? A. Thành phố B. Miền núi C. Nông thôn 2. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà? A. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem múa lân. B. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, bắt đom đóm. C. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay. 3. Con vật nào được tác giả miêu tả trông như những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm? A. Con châu chấu B. Con cào cào C. Con đom đóm 4. Tìm và viết lại câu văn cho thấy sau khi về sống ở thành phố, Thảo nhớ và yêu quê hương tha thiết. 5. Em thích cuộc sống ở thành phố hay ở nông thôn? Vì sao?
- II. Luyện tập 6. Trong các câu ca dao dưới đây, các tên riêng đều chưa được viết hoa, em hãy gạch chân và viết hoa lại các tên riêng ấy. Đồng đăng có phố kì lừa Có nàng tô thị có chùa tam thanh. 7. Tìm 5 - 7 từ ngữ và viết vào bảng (theo mẫu): Khu vực Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Ở thành thị Chung cư, . cao ngất, Ở nông thôn vườn ra, xanh mơn mởn . 8. Gạch dưới hình ảnh so sánh có trong những câu sau: a) Tiếng chim buổi sáng như bản hòa ca rộn ràng. b) Bốn cánh chú chuồn chuồn mỏng như giấy bóng. c) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời. d) Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 9. Viết tiếp để tạo câu có hình ảnh so sánh : a) Nhìn từ xa, những tòa nhà cao tầng giống như b) Mặt hồ rộng mênh mông như . c) Tai voi tựa như d) Con trâu là .của bà con nông dân. 10. Viết thư cho bạn hoặc người thân ở xa.
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 18 I. Đọc 5 lần và trả lời câu hỏi: NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ VỀ TÊN NGƯỜI Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người. Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp. Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc. Theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hi vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. (Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì: A. Tên địa danh B. Tên riêng C. Tên đệm 2. Khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên? A. Họ, tên, tên đệm B. Họ, tên, phụ danh C. Phụ danh, tên đệm 3. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để: A. làm tên cho con B. làm họ cho con C. không để làm gì cả 4. Một số người dân vùng nào lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái? A. Hà Tây B. Cao Bằng C. Lạng Sơn 5. Ai là người đã đặt tên cho em? Tên của em có ý nghĩa gì? II. Luyện tập 6. Đọc đoạn văn, viết từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp: Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó (1) thành từng bó(2), ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ đặc điểm 7. Gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau: Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. (Đỗ Trung Quân) Trong khổ thơ trên, em tìm và ghi lại: - Từ ngữ chỉ sự vật: - Từ ngữ chỉ hoạt động: . . . - Từ ngữ chỉ đặc điểm: . 8. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm: Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ ]Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện: - Bố có mua quà cho con không ạ [ ] - Có, bố có quà cho các con đây [ ] Bỗng cu Hùng hét toáng lên : - Ôi con rắn [ ] Con rắn to quá [ ] Nó có cắn con không hả bố [ ] - Không, đó là con rắn giả đấy [ ] bố mua cho Hùng để Hùng chơi [ ] 9. Đặt câu sử dụng cặp từ trái nghĩa: a) sáng – tối: b) gầy – béo: 10. Viết một đoạn văn tả một đồ dung học tập (ra vở ô ly).