Bài kiểm tra khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 5 điểm)

a. Đọc thầm bài văn: Nhà rông ( Bộ sách Cánh Diều, SGK TV3 tập 1 trang 77)

NHÀ RÔNG

Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng.

Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang.

Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,… Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.

LƯU HÙNG

b) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập.

Câu 1: a) Nhà rông xuất hiện ở đâu?

A. Tây Nguyên B. Tây Bắc C. Đồng bằng D. Vùng biển

b) Nhà rông là kiểu nhà gì?

A. Nhà lá B. Nhà sàn C. Nhà ngói D. Nhà cao tầng

Câu 2: Nhà rông được làm bằng gì?

A. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp lá mía.

B. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp lá cọ.

C. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh.

docx 4 trang Minh Huyền 31/05/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_khao_sat_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Số báo danh : BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT Người coi Người chấm Phòng thi : CUỐI HỌC KÌ I ( Kí và ghi tên ) ( Kí và ghi tên ) NĂM HỌC 2023 - 2024 Điểm : Môn Tiếng Việt - Lớp 3 (Thời gian làm bài : 60 phút ) Bằng chữ : ~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 5 điểm) a. Đọc thầm bài văn: Nhà rông ( Bộ sách Cánh Diều, SGK TV3 tập 1 trang 77) NHÀ RÔNG Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát, Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông. LƯU HÙNG b) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập. Câu 1: a) Nhà rông xuất hiện ở đâu? A. Tây Nguyên B. Tây Bắc C. Đồng bằng D. Vùng biển b) Nhà rông là kiểu nhà gì? A. Nhà lá B. Nhà sàn C. Nhà ngói D. Nhà cao tầng Câu 2: Nhà rông được làm bằng gì? A. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp lá mía. B. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp lá cọ. C. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Câu 3. Nhà rông dùng để làm gì? A. Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, B. nơi các già làng bàn bạc việc chung, C. nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát, nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 4. Vì sao con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ phải ngủ ở nhà rông? A. để bàn bạc việc chung. B. để đón tiếp khách đến làng. C. để trực chiến, bảo vệ làng.
  2. Câu 5. Đọc bài tập đọc em có cảm nhận gì về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên ? Câu 6: Từ chỉ sự vật có trong câu văn : “Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh” là: A. nhà rông, gỗ, tre, nứa, mái, cỏ tranh. B. nhà rông, dựng, gỗ, tre, nứa, mái. C. nhà rông, gỗ, tre, nứa, tranh. Câu 7. Câu nào sau đây là câu giới thiệu? A. Nhà rông là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. B. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. C. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Câu 8. Đặt một câu tả âm thanh có sử dụng biện pháp so sánh. 2. Viết đoạn văn: Trường học là nơi ghi dấu tuổi thơ em, nơi ấy có bao thầy cô và bè bạn. Hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người ở trường mà em yêu quý nhất.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁTHỌC KÌ I - LỚP 3. NĂM HỌC: 2023 - 2024 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 a) A ( 0,25 đ) ; b) B ( 0,25 điểm) 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 Đọc bài tập đọc em thấy nhà rông của đồng bào 1,0 Tây Nguyên là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Hình dáng không giống nhau. 6 A 0,5 7 A 0,5 8 Đặt đúng câu theo yêu cầu của được 1 điểm. Nếu 1 điểm đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ đi 0,25 điểm. VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. 2. Viết đoạn văn ( 5 điểm) Viết đoạn văn nêu tình cảm , cảm xúc của em về một người mà em yêu quý, ngắn gọn và đủ ý, đầy đủ bố cục có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Bài văn viết lô gic, chữ viết rõ ràng không sai lỗi chính tả, có sáng tạo cho 5 điểm Cụ thể: a. Câu mở đầu: (0,5 điểm) Giới thiệu được người mà em yêu quý là ai? b. - Nội dung: (3 điểm) + Người đó có đặc điểm gì về ngoại hình khiến em ấn tượng nhất? + Người đó có những đức tính tốt nào? Cách làm việc như thế nào? + Em và người đó có kỉ niệm đẹp nào với thầy cô, bạn bè mà em thấy nhớ nhất? + Em có mong ước gì? - Kỹ năng, sáng tạo: (1 điểm). Chữ viết đúng chính tả, không sai quá 5 lỗi, sử dụng từ ngữ phù hợp, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. c. Câu kết đoạn: (0,5 điểm) Em có tình cảm/ cảm xúc/ suy nghĩ như thế nào đối với người đó? * Chữ viết, lỗi chính tả: 1 điểm ( sai 5 lỗi trở lên trừ đi 1 điểm) Tùy theo từng bài viết của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.