Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Nguyệt Đức (Có đáp án)

Phần 1: Đọc hiểu văn bản:

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi dưới bài đọc

Hoa thắp lửa

Nhà Thắm ở ven sông. Phía trước nhà có một cây gạo. Cứ đến tháng Ba, hoa lại nở đỏ ối một góc trời. Chim từ đâu bay về đậu kín các cành cây, kêu ríu rít. Mẹ bảo đó là cây gạo bà nội trồng.

Năm kia, bà mất. Cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô. Mẹ nói:

- Nó buồn vì nhớ bà đấy.

Thắm hỏi:

- Cái cây cũng biết buồn hả mẹ?

- Cây cối cũng có tình nghĩa như con người, con ạ.

Thắm luôn nhớ lời mẹ dạy: "Phải biết yêu thiên nhiên, sông núi, cỏ cây”. Mỗi năm Tết đến, mẹ lại quét vôi trắng xoá vào từng gốc cây quanh nhà, mẹ bảo cho chúng "mặc áo mới" mà đón Tết.

Trước nhà Thắm bây giờ là bãi trồng rau cải. Mùa đông đến, hoa cải nở vàng cả bến sông. Chim chóc vẫn bay về ven sông, dù không còn cây to nào để đậu lên như trước nữa. Phong cảnh thật nên thơ, nhưng Thắm không quên ở chỗ đó đã từng có một cây gạo thắp lửa đỏ rực. Thắm thấy nhớ bà nội vô cùng.

Phạm Duy Nghĩa

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. “Hoa thắp lửa” được nhắc đến trong bài là hoa gì?

A. Hoa gạo B. Hoa đào C. Hoa cải D. Hoa phượng

Câu 2: Hoa gạo nở hoa vào tháng mấy:

A. Tháng Năm B. Tháng Tư C.Tháng Ba D. Tháng Sáu

Câu 3. Tháng ba, cây gạo thay đổi như thế nào?

A. Nở hoa vàng cả bến sông.
B. Nở hoa đỏ ối cả một góc trời.
C. Thưa thớt rồi rụng lá héo khô.
D. Được quét vôi trắng xóa gốc cây.

Câu 4. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô?

A. Vì cây không được chăm sóc thường xuyên

B. Vì cây buồn nhớ bà nội

C. Vì cây bị bệnh về lá.

D. Vì thời tiết quá khắc nghiệt.

docx 6 trang Minh Huyền 06/06/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Nguyệt Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Nguyệt Đức (Có đáp án)

  1. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM - LỚP 3 MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2023 - 2024 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ năng (30 - 40%) (30 - 40 %) (20-30%) TN TL TN TL TN TL 1. Đọc thành tiếng; Nghe và nói (4 điểm) Đọc thành tiếng (3 điểm) Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng. Đọc đúng Số câu 2 2 và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, VB hỏi thông tin ngắn. Biết ngắt, nghỉ hơi theo dấu câu. Tốc độ đọc 65-75 tiếng/1 phút. Nghe và nói (1 điểm) Nói được 2-3 câu về một tình Số huống hoặc một chủ đề nội dung liên quan đến bài 4 4 điểm đọc 2. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Số câu 5 1 2 1 9 a. Đọc hiểu hỏi - Trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào ĐỌC câu hỏi gợi ý. - Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện. - Liên hệ, so sánh, kết nối, nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích vì sao? b. Sử dụng từ ngữ, đặt câu: Số 2,5 0,5 2 1 6 - Tìm được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, điểm từ trái nghĩa trong câu. - Nhận biết được câu có hình ảnh so sánh. - Biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, từ trái nghĩa để đặt câu (Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm). c. Sử dụng dấu câu: - Biết sử dụng dấu câu đúng (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm) 1. Kiểm tra viết chính tả (4 điểm) Số câu - Nghe - viết chính tả đoạn/bài thơ có độ dài khoảng 1 1 hỏi 65-70 chữ trong 15p. Trình bày bài viết theo mẫu. - Làm bài tập chính tả: Phân biệt đúng âm đầu Số (ch/tr, s/x, ngh/ng, r/d/gi, l/n, ), vần (an/ang, ăt/ăc, 4 4 iêu/ ươu, iên/iêng, ao/au ) điểm Số câu 2. Viết đoạn văn ngắn (6 điểm) 1 1 hỏi VIẾT Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học: - Nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Nói về ước mơ Số 6 6 - Kể lại một hoạt động ngoài trời mà em được tham điểm gia hoặc chứng kiến. - Nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh đẹp của đất nước.
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 – NĂM HỌC 2023 - 2024 Tổng số điểm: 6 điểm Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Phần đọc hiểu Tổng số điểm TN TL TN TL TN TL 1. Xác định thông tin Số câu 3 3 hoặc chi tiết quan trọng Câu số 1,2,3 trongbài Số điểm 1.5 1.5 2. Hiểu nghĩa từ ngữ, Số câu 1 1 nghĩa của các chi tiết Câu số 4 trong bài đọc Số điểm 0.5 0.5 3. Liên hệ đơn giản chi Số câu 1 1 tiết trong bài với bản Câu số 5 thân hoặc với thực tế Số điểm 1.0 1.0 cuộc sống 4. Giải quyết vấn đề dựa Số câu 1 1 trên nội dung bài đọc Câu số 6 Số điểm 1 1 Số câu 1 1 1 4 Phần sử dụng từ và Câu số 7 8 9 câu, dấu câu Số điểm 0,5 0.5 1.0 2 Số câu 5 2 2 9 Tổng Số điểm 2.5 1,5 2 6
  3. PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG TH NGUYỆT ĐỨC NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 (Thời gian 85phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên HS: Lớp 3A Điểm đọc: Nhận xét của giáo viên Điểm viết: Điểm chung: Phần 1: Đọc hiểu văn bản: Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi dưới bài đọc Hoa thắp lửa Nhà Thắm ở ven sông. Phía trước nhà có một cây gạo. Cứ đến tháng Ba, hoa lại nở đỏ ối một góc trời. Chim từ đâu bay về đậu kín các cành cây, kêu ríu rít. Mẹ bảo đó là cây gạo bà nội trồng. Năm kia, bà mất. Cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô. Mẹ nói: - Nó buồn vì nhớ bà đấy. Thắm hỏi: - Cái cây cũng biết buồn hả mẹ? - Cây cối cũng có tình nghĩa như con người, con ạ. Thắm luôn nhớ lời mẹ dạy: "Phải biết yêu thiên nhiên, sông núi, cỏ cây”. Mỗi năm Tết đến, mẹ lại quét vôi trắng xoá vào từng gốc cây quanh nhà, mẹ bảo cho chúng "mặc áo mới" mà đón Tết. Trước nhà Thắm bây giờ là bãi trồng rau cải. Mùa đông đến, hoa cải nở vàng cả bến sông. Chim chóc vẫn bay về ven sông, dù không còn cây to nào để đậu lên như trước nữa. Phong cảnh thật nên thơ, nhưng Thắm không quên ở chỗ đó đã từng có một cây gạo thắp lửa đỏ rực. Thắm thấy nhớ bà nội vô cùng. Phạm Duy Nghĩa Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. “Hoa thắp lửa” được nhắc đến trong bài là hoa gì? A. Hoa gạo B. Hoa đào C. Hoa cải D. Hoa phượng Câu 2: Hoa gạo nở hoa vào tháng mấy: A. Tháng Năm B. Tháng Tư C.Tháng Ba D. Tháng Sáu Câu 3. Tháng ba, cây gạo thay đổi như thế nào? A. Nở hoa vàng cả bến sông. B. Nở hoa đỏ ối cả một góc trời. C. Thưa thớt rồi rụng lá héo khô. D. Được quét vôi trắng xóa gốc cây. Câu 4. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô? A. Vì cây không được chăm sóc thường xuyên B. Vì cây buồn nhớ bà nội
  4. C. Vì cây bị bệnh về lá. D. Vì thời tiết quá khắc nghiệt. Câu 5: Nội dung của bài đọc là gì? A. Tình cảm của bạn nhỏ với cây gạo B. Tả lại hình ảnh cây rất sinh động. C. Thông qua kí ức về cây gạo thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với bà nội. D. Tình cảm của bạn nhỏ với gia đình. Câu 6. Em hãy thay bạn Thắm trong câu chuyện trên đặt 1 câu cảm thể hiện nỗi nhớ bà. Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Thắm luôn nhớ lời mẹ dạy: "Phải biết yêu thiên nhiên, sông núi, cỏ cây. A. Đánh dấu lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Trích dẫn tên bài văn. Câu 8: Từ “nhớ” trong câu “ Và Thắm nhớ bà nội vô cùng”, trái nghĩa với từ nào dưới đây: A. ghi nhớ B. quên C. suy tư D. Vui mừng Câu 9. Câu sau thuộc kiểu câu nào? Trước nhà Thắm bây giờ là bãi trồng rau cải. A. Câu giới thiệu B. Câu nêu đặc điểm C. Câu nêu hoạt động D. Câu khiến
  5. Phần 2: Kiểm tra viết: I. Viết (Nghe – viết): (4 điểm) Cây hoa nhài Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày. II. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể lại một hoạt động ngoài trời mà em được tham gia.
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ THI TIẾNG VIỆT I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi nghe nói: 1 điểm II. Đọc hiểu: ( 6 điểm) 1. A 2. C 3. B 4. B 5. C 6. Ôi!Cháu nhớ bà quá! 7. A 8. B 9. A B. KIỂM TRA VIẾT:(40 phút) I. Chính tả:( 4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn:(6 điểm) + Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.(3 điểm) + Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. + Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm