Bài kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi

II. Đọc thầm bài văn sau: (6 điểm)

“ Lịch sử” ba bộ quần áo của BácChủ tịch Hồ Chí Minh có hai bộ quần áo được anh em giúp việc đặt tên là “bộ kháng chiến”, “bộ kaki vàng”. “ Bộ kháng chiến” được may từ khi Bác lên Việt Bắc và Bác đã mặc trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp. Ngoài hai bộ trên, Bác còn một bộ quân phục màu xanh, một bộ lụa Hà Đông màu gụ. Mùa rét, Bác mặc bên trong một áo len, khoác ngoài một áo “ba – đờ - xuy” chiến lợi phẩm dài quá đầu gối, quà của một đơn vị tặng Người. Trong chiến dịch Biên giới 1950, khi đến thăm thương binh, thấy một chiến sĩ bị mất máu nhiều, rét, Bác đã cởi chiếc “ba- đờ - xuy: này đắp lên người đồng chí đó.Trên chiếc áo quân phục có một miếng mạng ở vai áo phảo, “kỉ niệm” một đầu nhọn chiếc đinh đòn gánh của một cụ già dân công phục vụ chiến dịch Biên giới, qua suối, trượt chân ngã đã làm toạc vai áo Bác. Thường khi đưa áo đi giặt, Bác nhắc:- Giặt xong các chú xem áo có chỗ nào sờn thì sửa lại cho Bác, đừng đem nhờ các cô ở cơ quan. Các cô hãy còn bận nhiều việc, để dành thì giờ cho các cô chăm sóc, dạy dỗ các cháu nhỏ.(Theo Internet)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập

Câu 1. (0,5 điểm) Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, Bác đã mặc bộ quần áo nào?

A. “Bộ kaki vàng” B. “Bộ kháng chiến”
A. C. Bộ quân phục màu xanh D. Bộ lụa Hà Đông

Câu 2. (0,5 điểm) Ở đoạn văn thứ nhất, chi tiết nào cho thấy Bác là người rất thương dân, sẵn sàng chia sẻ tình yêu thương với nhân dân, với đồng chí cách mạng?

A. A. Bác có một bộ quân phục màu xanh, một bộ lụa Hà Đông màu gụ.
B. B. Bác nói: “Các cô hãy còn bận nhiều việc, để dành thì giờ cho các cô chămsóc dạy dỗ các cháu nhỏ”
C. C. Bác thấy một chiến sĩ bị mất máu nhiều, rét, Bác đã cởi chiếc “ba – đờ - xuy”đắp lên người đồng chí đó.


pdf 4 trang Minh Huyền 22/06/2024 980
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam.pdf

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ Tư ngày10 tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) – Lớp 3 Năm học 2022 - 2023 Lớp: 3A (Thời gian: 30 phút, không kể thời gian phát đề) Họ tên và chữ ký Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm Đọc thành tiếng: Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì II môn Tiếng Việt lớp 3. II. Đọc thầm bài văn sau: (6 điểm) “ Lịch sử” ba bộ quần áo của Bác Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai bộ quần áo được anh em giúp việc đặt tên là “bộ kháng chiến”, “bộ kaki vàng”. “ Bộ kháng chiến” được may từ khi Bác lên Việt Bắc và Bác đã mặc trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp. Ngoài hai bộ trên, Bác còn một bộ quân phục màu xanh, một bộ lụa Hà Đông màu gụ. Mùa rét, Bác mặc bên trong một áo len, khoác ngoài một áo “ba – đờ - xuy” chiến lợi phẩm dài quá đầu gối, quà của một đơn vị tặng Người. Trong chiến dịch Biên giới 1950, khi đến thăm thương binh, thấy một chiến sĩ bị mất máu nhiều, rét, Bác đã cởi chiếc “ba- đờ - xuy: này đắp lên người đồng chí đó. Trên chiếc áo quân phục có một miếng mạng ở vai áo phảo, “kỉ niệm” một đầu nhọn chiếc đinh đòn gánh của một cụ già dân công phục vụ chiến dịch Biên giới, qua suối, trượt chân ngã đã làm toạc vai áo Bác. Thường khi đưa áo đi giặt, Bác nhắc: - Giặt xong các chú xem áo có chỗ nào sờn thì sửa lại cho Bác, đừng đem nhờ các cô ở cơ quan. Các cô hãy còn bận nhiều việc, để dành thì giờ cho các cô chăm sóc, dạy dỗ các cháu nhỏ. (Theo Internet) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập Câu 1. (0,5 điểm) Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, Bác đã mặc bộ quần áo nào? A. “Bộ kaki vàng” B. “Bộ kháng chiến” A. C. Bộ quân phục màu xanh D. Bộ lụa Hà Đông Câu 2. (0,5 điểm) Ở đoạn văn thứ nhất, chi tiết nào cho thấy Bác là người rất thương dân, sẵn sàng chia sẻ tình yêu thương với nhân dân, với đồng chí cách mạng? A. A. Bác có một bộ quân phục màu xanh, một bộ lụa Hà Đông màu gụ. B. B. Bác nói: “Các cô hãy còn bận nhiều việc, để dành thì giờ cho các cô chăm sóc dạy dỗ các cháu nhỏ” C. C. Bác thấy một chiến sĩ bị mất máu nhiều, rét, Bác đã cởi chiếc “ba – đờ - xuy” đắp lên người đồng chí đó.
  2. D. D. Bác mặc bên trong một áo len, khoác ngoài một áo“ba – đờ - xuy” Câu 3. (0,5 điểm) Tại sao khi đưa áo đi giặt Bác thường nhắc: “Giặt xong các chú xem áo có chỗ nào sờn thì sửa lại cho Bác, đừng đem nhờ các cô ở cơ quan” . A. A. Vì Bác sợ các cô ở cơ quan làm bẩn áo Bác. B. B. Vì Bác sợ các cô ở cơ quan sẽ không giúp Bác giặt áo. C. C. Vì Bác không muốn làm phiền đến thời gian các cô chăm sóc dạy dỗ các cháu nhỏ. D.Vì Bác không thích để các cô ở cơ quan giặt quần áo giúp Bác. Câu 4. (0,5 điểm) Qua câu chuyện trên, em thấy Bác Hồ là người như thế nào? A. A. Em thấy Bác là người rất giản dị, thanh cao, yêu thương nhân dân. B. B. Bác là người không có nhiều kỉ niệm với nhân dân. C. C. Bác là người không gần gũi, yêu thương mọi người. D. D. Bác là người không quan tâm đến mọi người xung quanh. Câu 5. (0,5 điểm) Bộ phận gạch chân trong câu: Mùa rét, Bác mặc bên trong mổ áo len, khoác ngoài một áo “ba – đờ - xuy” chiến lợi phẩm dài quá đầu gối. trả lời cho câu hỏi nào ? A. Bằng gì? B. Khi nào? C. Ở đâu? D. Vì sao? Câu 6. (1 điểm) Theo em, tại sao trong bài đọc tác giả luôn viết hoa từ “Bác”? Câu 7. (0,5 điểm) Tìm trong bài đọc 1 cặp từ có nghĩa giống nhau. Câu 8. ( 0,5 điểm) Nêu tác dụng của dấu gạch ngang dưới đây. Thường khi đưa áo đi giặt, Bác nhắc: - Giặt xong các chú xem áo có chỗ nào sờn thì sửa lại cho Bác, đừng đem nhờ các cô ở cơ quan. Các cô hãy còn bận nhiều việc, để dành thì giờ cho các cô chăm sóc, dạy dỗ các cháu nhỏ. Câu 9. (1 điểm) Hãy điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau. Hôm nay, học sinh lớp ba thi đọc thầm và trả lời câu hỏi về nội dung bài “ Cây gạo khi mùa xuân về ”. Giờ ra chơi Nam hỏi Tùng - Hoa cây gạo có màu gì  - Tùng lúng túng trả lời  - À, à. Nó màu vàng. Câu 10. (0,5 điểm) Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh trong câu thơ dưới đây: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ Tư ngày 10 tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt (Phần viết) – Lớp (Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề) Kiểm tra viết: 1. Viết (Nghe - viết) (4 điểm) (15 phút): Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. 2. Viết đoạn văn (6 điểm) (35 phút): Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp đất nước.