Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
II. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy - Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu - Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Theo Hà Mạnh Hùng Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời câu hỏi: Câu 1 (0,5 đ) Thỏ và Sóc vào rừng làm gì ? A. Hái quả B. Vui chơi C. Thăm Bác Voi Câu 2 (0,5 đ) Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây. |
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
- BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2021-2022 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - BÀI ĐỌC HIỂU (Thời gian làm bài: 35 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 3A Số phách: . Trường Tiểu học Đồng Hòa Giám thị: 1, 2, Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm) Giáo viên cho HS bắt thăm bài đọc trong sách TV lớp 3 tập 1 và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. II. ĐỌC HIỂU (6 điểm) TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy - Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu - Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Theo Hà Mạnh Hùng Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời câu hỏi: Câu 1 (0,5 đ) Thỏ và Sóc vào rừng làm gì ? A. Hái quả B. Vui chơi C. Thăm Bác Voi Câu 2 (0,5 đ) Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây.
- Câu 3 (0,5 đ) Việc làm nói trên của Sóc thể hiện điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người bạn chăm chỉ. C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 4 (0,5 đ) Tình bạn của Thỏ và Sóc như thế nào? A. Tình bạn đẹp đẽ và thân thiết. B. Đôi bạn quên mình vì nhau. C. Cả 2 đáp án trên Câu 5 (1 đ) Nêu suy nghĩ của em về bạn Sóc. Câu 6 (0,5đ) Dòng nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm: A. Thơm phức, vàng mọng, cao tít, cao lớn, rừng. B. Thơm phức, vàng mọng, cao tít, cao lớn, đẹp. C. Thơm phức, vàng mọng, giữ chặt, cao lớn, đẹp Câu 7 (0,5đ) Câu “Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả.” được viết theo mẫu câu: A. Câu kể Ai là gì? B. Câu kể Ai làm gì? C. Câu kể Ai thế nào? Câu 8 (1đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân dưới đây: Mùa thu, rừng thơm phức hương quả chín. Câu 9 (1đ) a. Viết một câu kể Ai là gì? kể về người bạn em yêu quý. b. Viết câu có hình ảnh so sánh.
- BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2021-2022 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - BÀI VIẾT (Thời gian làm bài: 55 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp: 3A Số phách: . Trường Tiểu học Đồng Hòa Giám thị: 1, 2, Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Chính tả (4,0 đ) NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN (Tiếng Việt 3, tập I – Trang 127 – Viết đoạn “Nhà rông chọn đất lập làng”) II. Tập làm văn (6,0đ) Em hãy viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể về một cảnh đẹp của đất nước ta mà em biết.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3 I. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc to thành tiếng (4 điểm) HS bắt thăm, đọc một đoạn trong bài TĐ - HTL đã học ở HKI và trả lời 1 câu hỏi (Kiểm tra trong các tiết ôn tập). GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: (0,5 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ, không sai quá 5 tiếng (1 điểm) (Sai quá 5 tiếng: 0 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: (0,5 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm 2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 điểm 2 B 0,5 điểm 3 C 0,5 điểm 4 C 0,5 điểm 5 Sóc là người bạn tốt, Sóc sẵn sàng quên bản thân mình 1,0 điểm để cứu bạn 6 B 0,5 điểm 7 B 0,5 điểm 8 Mùa thu, rừng như thế nào? 1,0 điểm 9 - Câu Ai là gì có nội dung nói về người bạn, đúng ngữ 0,5 điểm pháp. - Viết đúng câu có hình ảnh so sánh. 0,5 điểm II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Bài viết chính tả (4 điểm) NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN (Tiếng Việt 3, tập I – Trang 127 – Viết đoạn “Nhà rông chọn đất lập làng”) - 4 lỗi sai về âm, vần, dấu thanh trừ 1 điểm. Các lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm. 2. Tập làm văn (6 điểm) - HS viết đúng số câu, đúng nội dung, diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh, không sai lỗi chính tả, đạt điểm tối đa. Cụ thể: + Giới thiệu về cảnh đẹp của đất nước: cảnh đó là cảnh gì, nơi nào? – 1 điểm + Cảnh đó có gì đẹp – 4 điểm + Cảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì? – 1 điểm * Chú ý: + Viết không đủ số câu không quá 2,5 điểm. + Tuỳ mức độ sai sót GV có thể cho các mức điểm: 5,5- 5,0- 4,5- 4,0 - 3,5 - 3,0 - 2,5 Lưu ý: Toàn bài, nếu học sinh viết xấu, dập xóa trừ 0,5 điểm.