Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)
1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong các bài Tập đọc ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy/cô giáo.
2. Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau:
Đi tìm mặt trời
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời.
Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích chòe, chích chòe mải hót,… Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa. Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng lim lên rừng chò. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Nó đậu ở đấy chờ mặt trời.
Gió lạnh rít ù ù. Mấy lần gà trống suýt ngã. Nó quắp những ngón chân thật chặt vào thân cây. Chờ mãi, đợi mãi… Nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt, gà trống đấm ngực kêu to:
- Trời đất ơi…. ơi…!
Kì lạ thay, gà trống vừa dứt tiếng kêu đầu thì sương tan. Dứt tiếng kêu thứ hai, sao lặn. Dứt tiếng kêu thứ ba, đằng đông ửng sáng, mặt trời hiện ra. Mặt trời vươn những cánh tay ánh sáng đính lên đầu gà trống một cụm lửa hồng.
Gà trống vui sướng bay về. Bay tới đâu, ánh sáng theo đến đấy. Đất rừng sáng tươi như tranh vẽ.
Từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời hiện ra, chiếu ánh sáng cho mọi người, mọi vật.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây:
Câu 1. Gõ kiến được giao nhiệm vụ gì?
A. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đi tìm mặt trời.
B. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời.
C. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến gặp nhà công.
D. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến gặp nhà chích chòe.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2022.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)
- Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022 – 2023 Bài KT Đọc: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 40 phút) Bài KT Viết: Họ và tên học sinh: Lớp Điểm chung: Trường Tiểu học: 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong các bài Tập đọc ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy/cô giáo. 2. Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau: Đi tìm mặt trời Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích chòe, chích chòe mải hót, Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời. Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa. Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng lim lên rừng chò. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Nó đậu ở đấy chờ mặt trời. Gió lạnh rít ù ù. Mấy lần gà trống suýt ngã. Nó quắp những ngón chân thật chặt vào thân cây. Chờ mãi, đợi mãi Nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt, gà trống đấm ngực kêu to: - Trời đất ơi . ơi ! Kì lạ thay, gà trống vừa dứt tiếng kêu đầu thì sương tan. Dứt tiếng kêu thứ hai, sao lặn. Dứt tiếng kêu thứ ba, đằng đông ửng sáng, mặt trời hiện ra. Mặt trời vươn những cánh tay ánh sáng đính lên đầu gà trống một cụm lửa hồng. Gà trống vui sướng bay về. Bay tới đâu, ánh sáng theo đến đấy. Đất rừng sáng tươi như tranh vẽ. Từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời hiện ra, chiếu ánh sáng cho mọi người, mọi vật. (Theo Vũ Tú Nam) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Gõ kiến được giao nhiệm vụ gì? A. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đi tìm mặt trời. B. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. C. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến gặp nhà công. D. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến gặp nhà chích chòe. Câu 2. Gõ kiến đã gặp những ai để nhờ đi tìm mặt trời? A. Gõ kiến đã gặp gà trống để nhờ đi tìm mặt trời. B. Gõ kiến đã gặp công, liếu điếu, chích chòe để nhờ đi tìm mặt trời. C. Gõ kiến đã gặp công, liếu điếu, chích chòe và gà trống để nhờ đi tìm mặt trời. D. Gõ kiến đã gặp chích chòe để nhờ đi tìm mặt trời.
- Câu 3. Hành trình đi tìm mặt trời đầy gian nan của gà trống ra sao? A. Gà trống đã đi tìm khắp trong khu rừng, bay lên cây cao nhất để tìm mặt trời. B. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. C. Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa, lên rừng lim, rồi lên rừng chò. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. D. Gà trống đi gặp nhiều người nhờ đi cùng để tìm mặt trời. Câu 4. Vì sao gà trống được mặt trời tặng một cụm lửa hồng? A. Vì gà trống đã tìm được mặt trời. B. Vì gà trống đã rất cố gắng, nỗ lực để đi tìm mặt trời xin ánh sáng về cho muôn loài sống trong khu rừng già. C. Vì gà trống đã nghe lời gõ kiến để đi tìm mặt trời. D. Vì gà trống và muôn loài sống trong khu rừng già tối tăm, ẩm ướt . Câu 5. Câu chuyện muốn nói điều gì? A. Giải thích lí do gà trống có chiếc mào đỏ trên đầu. B. Mặt trời thức dậy chiếu sáng là nhờ tiếng gáy của gà trống. C. Vì gà trống đã nghe lời gõ kiến để đi tìm mặt trời. D. Ca ngợi những việc làm cao đẹp vì cộng đồng. Gà trống đã không ngại khó khăn, vất vả đi tìm mặt trời và mang ánh nắng về cho khu rừng. Câu 6. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu dưới đây. Đất rừng sáng tươi như tranh vẽ. Câu 7. Tìm từ chỉ sự vật trong câu dưới đây. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Câu 8. Câu "Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa." thuộc mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Vì sao? Câu 9. Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm trong câu dưới đây. Từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời hiện ra, chiếu ánh sáng cho mọi người, mọi vật. Câu 10. Đặt một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em về câu chuyện Đi tìm mặt trời hoặc các nhân vật trong câu chuyện.
- BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022 – 2023 Điểm MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh Lớp . Trường Tiểu học: . 1. Bài viết 1. Nghe - viết (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Tiếng chim, sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 115. 2. Bài viết 2. Viết đoạn văn kể về một môn thể thao mà em biết.
- HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3 I. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm) - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, tốc độ khoảng 70 – 80 tiếng/phút (3 điểm), trả lời được 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc (1điểm). - Nếu chưa đảm bảo yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đọc thực tế của HS, GV cho điểm phù hợp. * Đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm). + Giọng đọc, ngắt, nghỉ hơi đúng: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm). + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. + Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). Lưu ý : Không kiểm tra 2 HS liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (6 điểm) Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B(0.5đ) C(1đ) C(0.5đ) B(0,5đ) D(0.5đ) Câu 6: 0.5 điểm Những sự vật được so sánh với nhau trong câu: Đất rừng - tranh vẽ. Câu 7: 1 điểm (đúng mỗi từ 0.25 điểm) Từ chỉ sự vật trong câu: gà trống, cây chò, mây, sao. Câu 8: 0.5 điểm. Đáp án B. Câu 9: 0.5 điểm, tìm đúng mỗi từ tương ứng 0,25 điểm Từ có nghĩa giống với từ: + hiện ra: xuất hiện, hiện lên + chiếu: soi, rọi Câu 10: 0,5 điểm. Học sinh đặt câu đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ý, có đầy đủ dấu câu. GV căn cứ mức độ đặt câu học sinh để cho điểm. II. Bài kiểm tra viết: 10 điểm 1. Bài viết 1: (4 điểm) - Viết đúng, đầy đủ theo yêu cầu: cho 3,5 đ; - Viết đúng mẫu chữ, đều và đẹp: cho 0,5 đ. - Sai một lỗi chính tả ( âm, vần, dấu câu, viết hoa, ): trừ 0,15đ ( các lỗi giống nhau chỉ trừ một lần). - Viết thiếu, thừa một chữ trừ 0,2 đ 2. Bài viết 2: (6 điểm) Viết đoạn văn theo yêu cầu khoảng 7 -8 câu theo đề ra. Diễn đạt rõ ý, cấu trúc rõ ràng, trình bày sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: (5 điểm) - Giới thiệu môn thể thao gì? (1 điểm) - Số lượng người chơi. (1 điểm) - Dụng cụ để chơi. (1 điểm) - Cách chơi thế nào? (1 điểm) - Bày tỏ suy nghĩ (nhận xét, bày tỏ tình cảm .) về môn thể thao đó.(1 điểm). *Hình thức: (1 điểm) - Chữ rõ ràng, trình bày sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5 điểm) - Sáng tạo trong dùng từ, đặt câu, diễn đạt, : cho (0,5 điểm) Lưu ý: Tùy vào nội dung bài làm của học sinh giáo viên chấm điểm tương ứng, phù hợp
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2022 – 2023 (PHẦN ĐỌC HIỂU – KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT) TT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Cộng 1 Đọc hiểu Số câu
- văn bản Câu số 2 Kiến thức Số câu Tiếng Việt Câu số Câu Tổng số Điểm