Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)

1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài tập đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:

Đọc thầm bài văn sau sau:

Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một cây đa rất lớn. Phía trên cây có rất nhiều loài chim làm tổ sinh sống. Chúng cùng nhau sinh sống như những người anh em ruột thịt. Một ngày nọ có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác.

Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo cả đàn: “trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này, sau đó một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”.

Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Con chim đầu đàn bay khỏi chỗ đó và rất nhanh nó đã đến nhà chuột nhờ giúp đỡ. Cả đàn chuột lập tức kéo đến cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao.

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Khi biết người thợ săn dặt bẫy để bẫy những chú chim, con quạ đã làm gì?

A. Nó một mình bay đi để không bị mắc bẫy.

B. Nó cùng với quạ con bay đi chỗ khác sinh sống.

C. Nó cẩn thận tìm cách tránh mắc bẫy.

D. Nó cảnh báo cho tất cả những chú chim ở đây biết để tránh mắc bẫy.

Câu 2. Khi bị bị mắc kẹt trong lưới của người thợ săn, đàn bồ câu đã làm gì?

A. Mỗi con chim bồ câu tìm cách chui ra.

B. Chúng sợ hãi kêu cứu.

C. Chúng nằm im và chờ các con vật khác cứu.

D. Chúng hợp lực lại mổ rách chiếc lưới và một con thoát ra tìm kiếm sự giúp đỡ.

doc 6 trang Minh Huyền 22/06/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 Điểm MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: Trường Tiểu học 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài tập đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn. 2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Đọc thầm bài văn sau sau: Người thợ săn và những chú chim bồ câu Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một cây đa rất lớn. Phía trên cây có rất nhiều loài chim làm tổ sinh sống. Chúng cùng nhau sinh sống như những người anh em ruột thịt. Một ngày nọ có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác. Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo cả đàn: “trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này, sau đó một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”. Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Con chim đầu đàn bay khỏi chỗ đó và rất nhanh nó đã đến nhà chuột nhờ giúp đỡ. Cả đàn chuột lập tức kéo đến cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao. Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Khi biết người thợ săn dặt bẫy để bẫy những chú chim, con quạ đã làm gì? A. Nó một mình bay đi để không bị mắc bẫy. B. Nó cùng với quạ con bay đi chỗ khác sinh sống. C. Nó cẩn thận tìm cách tránh mắc bẫy. D. Nó cảnh báo cho tất cả những chú chim ở đây biết để tránh mắc bẫy. Câu 2. Khi bị bị mắc kẹt trong lưới của người thợ săn, đàn bồ câu đã làm gì? A. Mỗi con chim bồ câu tìm cách chui ra. B. Chúng sợ hãi kêu cứu. C. Chúng nằm im và chờ các con vật khác cứu. D. Chúng hợp lực lại mổ rách chiếc lưới và một con thoát ra tìm kiếm sự giúp đỡ. Câu 3: Khi chim bồ câu nhờ giúp đỡ, đàn chuột đã làm gì? A. Chúng từ chối vì sợ nguy hiểm. B. Chúng nghĩ đắn đo rồi đồng ý giúp đỡ. C. Cả đoạn chuột đều lập tức kéo đến để giúp đỡ đàn chim bồ câu. D. Chỉ một số con chuột đồng ý giúp đỡ.
  2. Câu 4: Nhờ đâu mà các loài chim đã thoát khỏi bẫy của người thợ săn? A. Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng. B. Nhờ có sức khỏe. C. Nhờ chúng đều biết bay. D. Nhờ sự giúp đỡ của nhà chuột. Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái. A. Bay, nhìn, sà xuống, nhanh, giúp đỡ, cắn, mổ. B. Bay, nhìn, sà xuống, sợ hãi, giúp đỡ, cắn, mổ. C. Bay, nhìn, sà xuống, giúp đỡ, cắn, mổ, thợ săn. D. Kéo đến, nhìn, sợ hãi, giúp đỡ, cắn, mổ, hạt thóc. Câu 6: Em hãy tìm thêm 3 từ có tiếng “đồng” Đồng lòng, Câu 7: Tìm trong bài đọc trên câu có hình ảnh so sánh: . Câu 8: Đặt một câu theo mẫu “Ai làm gì?” và gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “làm gì?” trong câu em vừa đặt. Câu 9: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau: a. Bạn Hoa chăm chỉ ngoan ngoãn và lễ phép. b. Ngoài vườn những bông hoa nở đỏ thắm.
  3. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Đọc Viết Chung Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: 1. Chính tả: Nghe viết (15 phút): Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài Đôi bạn ( Từ đầu đến chẳng giống những ngôi nhà ở quê). - SGK Tiếng Việt 3 - Tập 1, trang 130. 2. Tập Làm Văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) kể về một người em yêu quý.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3 I. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói; (4điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (6 điểm) Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 D(0.5đ) D(0.5đ) C(0.5đ) A (0,5đ) B(1đ) 0.5đ 0.5đ 1đ 1đ Câu 7: câu có hình ảnh so sánh: “Chúng cùng nhau sinh sống như những người anh em ruột thịt”. Câu 8: Dựa vào bài HS làm đúng hay sai để cho điểm (đồng tâm, cộng đồng, đồng bào, đồng đội ). a. Bạn Hoa chăm chỉ, ngoan ngoãn và lễ phép. b. Ngoài vườn, những bông hoa nở đỏ thắm. II. Bài kiểm tra viết: 10 điểm 1. Viết chính tả: (4 điểm) - Viết đúng, đầy đủ theo yêu cầu: cho 3,5 đ; - Viết đúng mẫu chữ,đều và đẹp: cho 0,5 đ. - Sai một lỗi chính tả ( âm, vần, dấu câu, viết hoa, ): trừ 0,15 đ ( các lỗi giống nhau chỉ trừ một lần). - Viết thiếu, thừa một chữ trừ 0,2 đ 2. Tập làm văn: (6 điểm) a. Nội dung : (5 điểm) - Người mà em yêu quý là ai? Người đó bao nhiêu tuổi? (1 điểm) - Nêu được nghề nghiệp. Công việc hàng ngày của người đó như thế nào? (2 điểm) - Nêu được vài nét về hình dáng, tính tình nổi bật của người đó. (1,5 điểm) - Tình cảm của em và người đó.(0,5 điểm). *Hình thức: (1 điểm) - Chữ rõ ràng, trình bày sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5 điểm) - Sáng tạo trong dùng từ, đặt câu, diễn đạt, : cho (0,5 điểm) Lưu ý: Tùy vào nội dung bài làm của học sinh giáo viên chấm điểm tương ứng, phù hợp