Bài kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức) - Đề 4 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

Học sinh đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.

Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Có tiếng xì xào:

-Thế nghĩa là gì nhỉ?

- Nghĩa là thế này: "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi."

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

Phỏng theo TRẦN NINH HỒ

Câu 1 (0.5 điểm):  Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? 

a. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập

b. Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu.

c. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu.

Câu 2 (0.5 điểm):  Có những ai tham gia cuộc họp?

a. Cô giáo và Hoàng

b. Các chữ cái và dấu câu 

c. Bác chữ A và anh Dấu Chấm

Câu 3 (0.5 điểm): Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết

a. Viết sai lỗi chính tả.

b. Hoàn toàn không biết chấm câu.

c. Viết chữ rất xấu và ẩu.

docx 4 trang Minh Huyền 17/07/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức) - Đề 4 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 (Sách Kết nối tri thức) - Đề 4 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2022 – 2023 Môn : Tiếng Việt (Đọc hiểu) – Lớp 3.4 Học sinh đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu. Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”. Có tiếng xì xào: -Thế nghĩa là gì nhỉ? - Nghĩa là thế này: "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi." Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói: - Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: - Ẩu thế nhỉ! Bác chữ A đề nghị: -Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào? Phỏng theo TRẦN NINH HỒ Câu 1 (0.5 điểm): Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? a. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập b. Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu. c. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu. Câu 2 (0.5 điểm): Có những ai tham gia cuộc họp? a. Cô giáo và Hoàng b. Các chữ cái và dấu câu c. Bác chữ A và anh Dấu Chấm Câu 3 (0.5 điểm): Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết a. Viết sai lỗi chính tả. b. Hoàn toàn không biết chấm câu. c. Viết chữ rất xấu và ẩu. Câu 4 (0.5 điểm): Anh Dấu Chấm nói nguyên nhân khiến Hoàng viết sai là gì? a. Do Hoàng không bao giờ để ý đến dấu câu, mỏi tay chỗ nào là chấm chỗ đó b. Do Hoàng sơ ý nên viết sai. c. Do Hoàng chưa hiểu tác dụng của dấu câu. Câu 5 (0.5 điểm): Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng? a. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng. b. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình. c. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.
  2. Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết” là gì? a. Khi viết không thể thiếu dấu chấm. b. Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu. c. Sự cẩu thả của bạn Hoàng. Câu 7 (0.5 điểm): Xếp các từ ngữ “đề nghị, câu văn, lắc đầu, đôi giày” vào nhóm thích hợp. Từ ngữ chỉ sự vật: Từ ngữ chỉ hoạt động: Câu 8 (0.5 điểm): Tìm trong bài đọc một từ có nghĩa trái ngược với từ “cẩn thận”. Câu 9 (1điểm): Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi” Công dụng của dấu hai chấm: Câu 10 (1 điểm): Đặt một câu cảm để khen một bạn trong lớp. . - Chúc các em làm bài tốt -
  3. PHÒNG GD ĐT TRƯỜNG TIỂU HỌC . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn Tiếng Việt lớp 3.4 Đề kiểm tra Viết Thời gian : 40 phút (Không kể thời gian chép đề) I. Chính tả: (Nghe – Viết) (15 phút ) Những bậc đá chạm mây Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh. (Theo Nguyễn Đổng Chi) II. Tập làm văn: (25 phút ) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một đồ vật em yêu thích.
  4. PHÒNG GDĐT TRƯỜNG TIỂU HỌC . HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn Tiếng Việt lớp 3 (Phần đọc hiểu) 1. c (0.5 điểm) 2. b (0.5 điểm) 3. b (0.5 điểm) 4. a (0.5 điểm) 5. c (0.5 điểm) 6. b (0.5 điểm) 7. Từ ngữ chỉ sự vật: câu văn, đôi giày (0.25 điểm) Từ ngữ chỉ hoạt động: đề nghị, lắc đầu (0.25 điểm) 8. Trái nghĩa với cẩn thận là ẩu (0.5 điểm) 9. Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu phần giải thích (1điểm) 10. HS đặt câu đúng theo yêu cầu (1điểm)