Bài khảo sát chất lượng tháng 12 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2 (Có đáp án)

PHẦN I:TRẮC NGHIỆM: 3 điểm

Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TIẾNG HÁT BUỔI SÁNG MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không .

Gió ngạc nhiên:

  • Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo

thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

  • Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

  • Mỗi buổi sớm mai, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau các cháu ạ.

( theo Truyện nước ngoài )

Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào?

  1. mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi.
  2. bác gác rừng, mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi.
  3. mặt trời, gió, sương, hoa, bác gác rừng.
  4. mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi, nhà thông thái

Câu 2: Hoa hỏi gió và sương điều gì ?

  1. Bạn có thích bài hát của tôi không ?
  2. Bạn có thích hát cùng tôi không ?
  3. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ ?
  4. Bạn có nghe thấy tôi hát không ?
docx 4 trang Minh Huyền 22/06/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng tháng 12 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_thang_12_mon_tieng_viet_lop_4_nam_ho.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng tháng 12 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD &ĐT YÊN LẠC BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 12 TRƯỜNG TH TAM HỒNG 2 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 ( Thời gian làm bài : 40 phút ) Họ và tên: Lớp:4 Điểm Nhận xét của giáo viên chấm PHẦN I:TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SÁNG MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không . Gió ngạc nhiên: -Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích: - Mỗi buổi sớm mai, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau các cháu ạ. ( theo Truyện nước ngoài ) Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào? A. mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi. B. bác gác rừng, mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi. C. mặt trời, gió, sương, hoa, bác gác rừng. D. mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi, nhà thông thái Câu 2: Hoa hỏi gió và sương điều gì ? A. Bạn có thích bài hát của tôi không ? B. Bạn có thích hát cùng tôi không ? C. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ ? D. Bạn có nghe thấy tôi hát không ? Câu 3: Gió và sương trả lời thế nào ? A.Ơ, đó là bạn hát à ? B. Bài hát ấy không hay bằng bài hát của chúng tôi. C. Chúng tôi không nghe thấy bạn hát.
  2. D. Đó là tôi ( chúng tôi ) hát đấy chứ ! Câu 4: Theo em, vì sao hoa, gió, sương không nghe được tiếng hát của nhau? A. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau. B. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót. C. Vì chúng không biết cách lắng nghe nhau. D. Vì chúng không có “ tiếng hát” chung. Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Cần biết cách khen ngợi, khích lệ bạn. B. Cần biết cách lắng nghe để hiểu nhau. C. Mỗi loài, mỗi vật đều có tiếng nói riêng. D. Hiểu được sự khác biệt để chung sống với nhau. Câu 6: Trong câu: “ Thế là bông hoa cất tiếng hát.” Sự vật được nhân hóa là: A. bông hoa B. tiếng hát C. thế là D. bông hoa và tiếng hát PHẦN II :TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7:Trong câu: “ Giọt mưa xuân nhảy nhót trên những phiến lá xanh mượt.”Em hãy viết từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. Sự vật được nhân hóa là: , được nhân hóa bằng cách . . Câu 8: Tìm những sự vật được nhân hóa trong mỗi câu sau và điền vào bảng dưới: a. Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời. b. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá. c. Mặt trăng e thẹn nấp sau đám mây. d. Hoa cỏ may quấn quýt chân người đi đường. Sự vật được nhân hóa Từ ngữ dùng để nhân hóa Câu 9:Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong câu văn sau và xếp vào nhóm thích hợp. Ánh nắng lướt đi rất nhanh,đổi màu thoăn thoắt vàng ruộm trên cánh đồng thơm nồng mùi lúa chín, nâu sẫm trên luống đất vừa gieo hạt, đỏ rực trên mái ngói, xanh mướt trên nhưng vườn cây um tùm. Danh từ Động từ Tính từ
  3. Câu 10: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
  4. ĐÁP ÁN CHẤM PHẦN I:TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C A D C B hoặc D A Câu 7: ( 1 điểm ) giọt mưa xuân ( 0,5 điểm ) Dùng từ tả hoạt động của người để tả cho vật ( 0,5 điểm ) Câu 8: ( 2 điểm ) Sự vật được nhân hóa Từ ngữ dùng để nhân hóa a.Mây ( 0,25 điểm ) chị, dạo chơi ( 0,25 điểm ) b.Tia nắng ( 0,25 điểm ) nghich ngợm ( 0,25 điểm ) c.Mặt trăng ( 0,25 điểm ) e thẹn ( 0,25 điểm ) d.Hoa cỏ may(0,25 điểm) quấn quýt ( 0,25 điểm ) Câu 9: 1,5 điểm ( Mỗi từ tìm được 0,075 điểm ) Danh từ Động từ Tính từ Ánh nắng, cánh đồng, lướt, đi,gieo nhanh, thoăn thoắt, vàng mùi, lúa, luống đất, hạt, ruộm, thơm nồng, nâu mái ngói, vườn cây sẫm, đỏ rực, xanh mướt, um tùm, chín Câu 10: 2,5 điểm