Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề số 1 (Có đáp án)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)
Đọc câu chuyện dưới đây rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
hoặc thực hiện theo yêu cầu của các câu còn lại:
Người bạn nhỏ, tác động lớn
Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:
- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Chuột nhắt sợ hãi van xin:
- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.
Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.
Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó?
A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.
B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.
C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.
Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử?
A. Vì sẽ bị sư tửnghiền nát bằng móng vuốt.
B. Vì không cho chú về nhà với mẹ.
C. Vì sư tử to khỏe hơn chuột nhắt.
File đính kèm:
- bai_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_ho.docx
Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề số 1 (Có đáp án)
- Số báo BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I danh: NĂM HỌC: 2023 – 2024 Người coi Người chấm Phòng thi: Môn Tiếng Việt - Lớp 3 Điểm: Thời gian làm bài: 60 phút Bằng chữ: PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc câu chuyện dưới đây rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của các câu còn lại: Người bạn nhỏ, tác động lớn Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử. Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng: - Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Chuột nhắt sợ hãi van xin: - Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó. Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi. Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng. Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn. Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột. B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng. C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột. Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? A. Vì sẽ bị sư tử nghiền nát bằng móng vuốt. B. Vì không cho chú về nhà với mẹ. C. Vì sư tử to khỏe hơn chuột nhắt. Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? A. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử. B. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó. C. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử. Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát?
- A. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ. B. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn. C. Chuột gặm đứt các dây lưới. Câu 5: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Câu 6: Câu: “Trời mỗi lúc một tối sầm lại.” thuộc kiểu câu: A. Câu giới thiệu B. Câu nêu đặc điểm C. Câu nêu hoạt động Câu 7: Trong câu văn sau, dấu hai chấm dùng để làm gì? Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!” A. Để báo hiệu lời nói trực tiếp. B. Để báo hiệu phần giải thích. C. Để báo hiệu phần liệt kê. Câu 8. Đặt một câu nói về một con vật, trong câu có từ chỉ hoạt động. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Đề bài: Viết đoạn văn (7 – 8 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người mà em yêu quý nhất. BÀI LÀM
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tiếng Việt lớp 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Câu 1 2 3 4 6 7 Đáp án B A B C B A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5. (1.0 điểm). Tùy theo nhận thức học sinh rút ra được bài học, miễn hợp lý phù hợp với nội dung câu chuyện. Dưới đây là định hướng: Bài học: Trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại. Câu 8: (1 điểm) - Học sinh đặt đúng câu có đầy đủ thành phần, trong câu có từ chỉ hoạt động, không mắc lỗi chính tả cho 1.0 điểm. - Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm (trừ 0,25 điểm) PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Đề bài : Viết đoạn văn (7 – 8 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người mà em yêu quý nhất. - Viết được một đoạn văn từ 7-8 câu trở lên, nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người mà em yêu quý nhất : 5 điểm. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được người yêu quý nhất mà em muốn kể đến là ai? - Người đó có những cử chỉ, việc làm nào gợi cảm xúc cho em? - Tình cảm của em với người đó như thế nào? - Dùng từ đúng, câu văn không sai ngữ pháp. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Tùy mức độ sai sót GV cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 –2,5 –2 - 1,5 - 1