10 Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hành trình của hạt mầm
Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.
(Tiệp Quyên- CLB Ngôn ngữ và EQ trường Brendon)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
1. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? (0,5 điểm)
A. Hạt mầm
B. Hạt mưa
C. Mảnh đất
D. Bầu trời
2. Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? (0,5 điểm)
A. Bàn tay chăm sóc của con người.
B. Mặt đất ẩm ướt.
C. Bầu trời rộng lớn.
D. Những giọt mưa mát lạnh.
docx 22 trang Thùy Dung 12/07/2023 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_cuoi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_3.docx

Nội dung text: 10 Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3

  1. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 (10 ĐỀ) ĐỀ SỐ 1 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) -Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Hành trình của hạt mầm Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người. (Tiệp Quyên- CLB Ngôn ngữ và EQ trường Brendon) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
  2. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. 1. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? (0,5 điểm) A. Hạt mầm B.Hạt mưa C.Mảnh đất D. Bầu trời 2. Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? (0,5 điểm) A. Bàn tay chăm sóc của con người. B.Mặt đất ẩm ướt. C.Bầu trời rộng lớn. D. Những giọt mưa mát lạnh. 3. Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm) A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước nảy lên những lá vàng. B.Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh. C.Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt. D. Từ hạt mầm bị úng nước mưa đến thối đen. 4. Mầm cây thực sự cần điều gì? (0,5 điểm) A. Tình yêu thương của con người. B.Những cơn mưa mát lạnh. C.Những tia nắng ấm áp. D. Những chất dinh dưỡng quý báu. 5. Theo em, tại sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (1,0 điểm) 6. Em đã làm những gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (1,0 điểm) 7. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá? (0,5 điểm) A. Mảnh đất ẩm ướt giúp hạt giống nảy mầm. B.Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc. C.Cô bé hạt đậu đang ngủ say trong lòng đất. D. Trời càng ngày càng đổ mưa nhiều hơn. 8. Hãy nối vế câu ở cột A với bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” thích hợp ở cột B. (0,5 điểm)
  3. 9. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: (1,0 điểm) a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ “Bầu trời đẹp đẽ quá!” b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như đất, nước, không khí, ánh sáng. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) Lâu đài cổ tích Cô công chúa vẫn cười tinh nghịch Nhìn hoàng tử bằng ánh mắt biếc xanh Câu chuyện cổ với hạnh phúc tốt lành Đã giữ lại trong tim mình: Thơ ấu! Đã xa rồi bao tháng năm yêu dấu Qua những mùa trăng thương nhớ không tên Tóc buông lơi qua vai nhỏ ấm mềm Đành cất lại trong lâu đài cổ tích. (Dương Thuý Chinh) II.Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Em hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một con tàu bay vào vũ trụ. Hình dung và tả lại những gì em nhìn thấy xung quanh. ĐỀ SỐ 2 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
  4. -Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình? Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang) 1. Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (0,5 điểm) A. Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành. B.Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai. C.Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp. D. Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp. 2. Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? (0,5 điểm)
  5. Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ Nguyễn Văn Chương II . Tập làm văn (25 phút) (6 điểm) Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: ● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì? ● Em đã làm việc tốt đó như thế nào? ● Kết quả của công việc đó ra sao? ● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó? ĐỀ SỐ 5 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng Ông tổ nghề thêu Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. II. Đọc thầm bài văn sau: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
  6. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Mùa hè. b. Mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4 : Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. B. Kiểm tra viết 1. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết Cuộc chạy đua trong rừng Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú
  7. hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch 2. Tập làm văn (25 phút) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào? Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó? ĐỀ SỐ 6 A. Kiểm tra đọc (10 điểm ) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc trong học kì hai và trả lời câu hỏi nội dung bài. Tình bạn Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân: - Cứu tôi với! Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen: - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con! Theo Mẹ kể con nghe II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Câu 1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)
  8. A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát. B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo. C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Câu 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ) A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cáo già rất sợ sư tử. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. Câu 3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ) A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi. B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn. Câu 4. Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ) A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì? Câu 5. Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ) A. Dùng từ chỉ người cho vật. B. Dùng từ hành động của người cho vật . C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật. Câu 6. Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ) A. Cún ghét Cáo B. Cún thương Gà con C . Cún thích đội mũ sư tử Câu 7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ) Câu 8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ) Câu 9. Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ) Vịt con đáp Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137)
  9. 2. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết. ĐỀ SỐ 7 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh, chọn một bài trong sách TV tập 2. 2. Đọc thầm bài (6 điểm) “Cuộc chạy đua trong rừng” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1. Muông thú trong rừng mở hội thi gì? a. Hội thi sắc đẹp. b. Hội thi hót hay. c. Hội thi chạy. d. Hội thi săn mồi. Câu 2. Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi? a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi. b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng. c. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu. d. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối. Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc thi? a. Một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. b. Ngựa Con bị vấp té. c. Ngựa Con bị gãy chân. d. Ngựa Con không được thi. Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? a. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn. b. Vì Ngựa Con bị té. c. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức. d. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi. Câu 5. Câu chuyện này nói đến cuộc chạy đua của ai? Câu 6: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu: Ai là gì? a. Ngựa Con tham gia hội thi chạy. b. Ngựa Con là con vật chạy nhanh nhất
  10. c. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. d. Ngựa Con không nghe lời cha. Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có sự vật được nhân hóa? a. Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới suối b. Ngựa Cha khuyên con. c. Các vận động viên rần rần chuyển động. d. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Câu 9: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nói về Ngựa Con trong bài: B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (4 điểm) Nghe – viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao trí tưởng tượng của bà). 2. Tập làm văn: (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau: - Em đã làm việc gì? - Em làm việc đó ở đâu? - Em làm cùng với ai? - Kết quả công việc ra sao? - Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào? ĐỀ SỐ 8 I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Bản Xô-nát ánh trăng Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên: - Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn. - Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con. Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.
  11. Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên: - Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven? Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này. Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng. (Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì? a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố. b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố. c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố. Câu 2. Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì? a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền. b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé. c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven. Câu 3. Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven? a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao. b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh. c. Tiếng đàn réo rắt, du dương. d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Câu 4. Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)? a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng. b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông. c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo. Câu 5. Qua câu chuyện "Bản xô-nát Ánh trăng", em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  12. Câu 1. Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng "sĩ" để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp. a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là: b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là: Câu 2. Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật? kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ. Câu 3. Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật? đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác. Câu 4. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: "Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô- ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng. III. LUYỆN NÓI - VIẾT Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng. ĐỀ SỐ 9 A. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm) Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.) 2. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm) Con cá thông minh Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.
  13. Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực. Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu? A. trong ao B. cái hồ lớn C. ngoài biển Câu 2. Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì A. bất lực B. quá đông C. đi quanh hồ Câu 3. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì A. diệt được đàn kiến B. được ăn no C. đàn con được ăn no Câu 4. Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì? A. dũng cảm B. hi sinh C. siêng năng Câu 5. Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào? A. Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người. B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ.
  14. C. Nói với Cá Quả mẹ như nói với người. Câu 6. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” A. dại dột B. thông minh C. đau đớn Câu 7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ. Câu 8. Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ? B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả nghe viết (4 điểm) Đọc cho học sinh viết bài. 2. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em biết hoặc đã được xem. ĐỀ SỐ 10 I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài thơ sau: TIẾNG GÀ TRƯA Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục, cục tác cục ta " Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng. Cứ hằng năm, hằng năm Khi gió mùa đông tới
  15. Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Đế cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì? a. Tiếng gà nhảy ổ kêu cục tác, cục ta. b. Tiếng người gọi. c. Tiếng bước chân hành quân rầm rập. Câu 2. Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì? a. Tả tiếng gà lan toả rất xa. b. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội. c. Tả tiếng gà ngân dài. Câu 3. Anh bộ đội nhớ những gì ở quê nhà? a. Nhớ những quả trứng hồng trong ổ rơm. b. Nhớ vẻ đẹp của những con gà mái. c. Nhớ bạn bè học cùng một lớp. d. Nhớ người bà tần tảo nuôi gà, chăm sóc cháu. Câu 4. Anh bộ đội chiến đấu vì những mục đích gì? a. Để bảo vệ Tổ quốc thân yêu. b. Để bảo vệ làng xóm thân thuộc. c. Vì hạnh phúc của những người thân yêu như bà. d. Để trở thành một anh hùng. e. Vì những điều giản dị như ổ trứng hồng và tiếng gà cục tác. Câu 5. Vì sao anh bộ đội lại khẳng định anh chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Dựa vào các câu thơ:
  16. Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Hãy viết hai câu văn có sử dụng nhân hoá và so sánh: a) Về con gà mái mơ. b) Về con gà mái vàng. Câu 2. Bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào? a) Khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, anh bộ đội đã nhớ về tuổi thơ ở quê hương. A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Làm gì? b) Xa nhà, xa quê lâu ngày, nghe thấy một tiếng gà, anh bộ đội thấy lòng thật xao xuyến. A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Làm gì? Câu 3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu sau: a) Tiếng gà gợi cho anh bộ đội nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ:ổ trứng hồng những con gà mái mơ những mùa đông sương muối bộ quần áo mới và hình ảnh người bà thân yêu. b) Đối với anh tiếng gà nhảy ổ là tín hiệu của niềm vui của những điều tốt lành hạnh phúc. III. LUYỆN NÓI - VIẾT Hãy tưởng tượng em là anh bộ đội trong bài "Tiếng gà trưa", viết về cảm xúc của mình khi nghe tiếng gà xao động nắng trưa.